Toàn văn Thông tư 30 2025 TT BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về trích khấu hao tài sản cố định như thế nào?
Toàn văn Thông tư 30 2025 TT BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về trích khấu hao tài sản cố định như thế nào?
Ngày 30/5/2025, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 30/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Xem chi tiết Toàn văn Thông tư 30 2025 TT BTC sửa đổi Thông tư 45 2013 TT BTC về trích khấu hao tài sản cố định:
Theo đó, Thông tư 30 2025 TT BTC bổ sung khoản 12 vào Điều 9 Thông tư 45 2013 TT BTС về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Cụ thể, các tài sản cố định hữu hình hiện có nhưng tạm thời chưa có công năng sử dụng và chưa tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương theo Quyết định 1468/QĐ-TTg năm 2017: doanh nghiệp được chủ động giãn hoặc tạm hoãn trích khấu hao trong thời gian chưa sử dụng và đảm bảo nguyên tắc thời gian trích khấu hao của tài sản cố định theo khung thời gian trích khẩu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Thông tư 30/2025/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2025.
Toàn văn Thông tư 30 2025 TT BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC về trích khấu hao tài sản cố định như thế nào? (Hình từ Internet)
Có mấy nguyên tắc quản lý tài sản cố định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC, có 04 nguyên tắc quản lý tài sản cố định bao gồm:
- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ
- Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.
Có mấy phương pháp trích khấu hao tài sản cố định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định như sau:
Điều 13. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
1. Các phương pháp trích khấu hao:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
2. Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
[...]
Như vậy, có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định gồm:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

.jpg)
.jpg)




.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
- Tổng hợp mẫu văn bản của UBND cấp xã theo Công văn 4168 ra sao?
- Mã loại hình xuất khẩu G24 được quy định như thế nào?
- Đề Ngữ văn THPT 2025 bao nhiêu câu?
- Sẽ xem xét cho cán bộ công chức nghỉ việc hưởng chế độ ngay nếu có nguyện vọng khi sắp xếp bộ máy theo Công văn 4177 đúng không?