Giúp việc cho Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những ai?
Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ai?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 95/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 24. Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hằng ngày của Ngân hàng Phát triển, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
2. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc áp dụng theo quy định đối với tổ chức tín dụng tại các Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 45, Điều 46, Điều 47 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Theo đó Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển là người điều hành hoạt động hằng ngày của Ngân hàng Phát triển, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Giúp việc cho Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những ai? (Hình từ Internet)
Giúp việc cho Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 95/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 26. Giúp việc cho Tổng giám đốc
1. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển (trừ bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Đảng, đoàn thể).
2. Phó Tổng giám đốc
a) Phó Tổng giám đốc đảm nhiệm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công;
b) Số lượng Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định, tối đa không quá 05 người. Nhiệm kỳ của Phó Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại;
c) Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quy định pháp luật có liên quan.
[...]
Theo đó giúp việc cho Tổng giám đốc gồm các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển (trừ bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Đảng, đoàn thể).
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có những hoạt động nghiệp vụ nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 95/2025/NĐ-CP quy định Ngân hàng Phát triển Việt Nam có những hoạt động nghiệp vụ sau:
- Hoạt động huy động vốn:
+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
+ Phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
+ Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+ Huy động vốn của các tổ chức khác trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
+ Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
+ Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động tín dụng:
+ Cho vay theo chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại;
+ Cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác: Thực hiện các hoạt động cho vay theo ủy quyền/ủy thác, cấp phát vốn theo ủy thác; bảo lãnh theo ủy quyền/ủy thác; ủy thác, nhận ủy thác cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
- Tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền hạn và trách nhiệm gì đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 95/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 37. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển phân loại nợ và các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động phù hợp với tính chất và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
2. Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển tham gia hoạt động thanh toán, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định việc cấp giấy phép hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó quyền hạn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
- Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển phân loại nợ và các quy định đảm bảo an toàn trong hoạt động phù hợp với tính chất và hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
- Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển tham gia hoạt động thanh toán, tham gia thị trường mở, thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Quyết định việc cấp giấy phép hoạt động quản lý ngoại hối phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

.jpg)

.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
- Tổng hợp mẫu văn bản của UBND cấp xã theo Công văn 4168 ra sao?
- Mã loại hình xuất khẩu G24 được quy định như thế nào?
- Đề Ngữ văn THPT 2025 bao nhiêu câu?
- Sẽ xem xét cho cán bộ công chức nghỉ việc hưởng chế độ ngay nếu có nguyện vọng khi sắp xếp bộ máy theo Công văn 4177 đúng không?