Điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế của doanh nghiệp xuất khẩu là gì?
- Doanh nghiệp xuất khẩu có bắt buộc sử dụng hóa đơn thương mại điện tử không?
- Điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế của doanh nghiệp xuất khẩu là gì?
- Khi vận chuyển hàng hóa đến nơi làm thủ tục xuất khẩu cần chứng từ gì để lưu thông hàng hóa?
- Hành vi bị nghiêm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với doanh nghiệp?
Doanh nghiệp xuất khẩu có bắt buộc sử dụng hóa đơn thương mại điện tử không?
Căn cứ tại khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định:
Điều 8. Loại hóa đơn
[...]
2a. Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Trường hợp người xuất khẩu không đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế thì lựa chọn lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.”
Như vậy, đối với doanh nghiệp xuất khẩu không đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế thì không bắt buộc sử dụng hóa đơn thương mại điện tử. Thay vào đó có thể lựa chọn lập hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử.
Điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế của doanh nghiệp xuất khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế của doanh nghiệp xuất khẩu là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 12. Định dạng hóa đơn điện tử
[…]
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.”
Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu khi chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
- Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
- Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Khi vận chuyển hàng hóa đến nơi làm thủ tục xuất khẩu cần chứng từ gì để lưu thông hàng hóa?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được sửa đổi bởi điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định:
Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
[…]
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
[…]
c) Cơ sở kinh doanh có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử: hóa đơn thương mại điện tử hoặc hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử. Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Như vậy, Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
Hành vi bị nghiêm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với doanh nghiệp?
Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân như sau:
Điều 5. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
[…]
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, đối với doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn, chứng từ không được thực hiện các hành vi bị cấm nêu trên.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn đăng ký kê khai BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ - BNN năm 2025 như thế nào?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G23 như thế nào?
- Kết luận 170: Nghiêm cấm liên hoan, chúc mừng nhận chức liên quan sáp nhập tỉnh, xã đúng không?
- Biên bản bàn giao hàng hóa XNK Mẫu 10 BBBG GSQL theo Thông tư 39 như thế nào?
- Người mua kê khai thuế theo ngày ký hóa đơn hay ngày lập hóa đơn?