Khi kinh doanh vận tải hành khách đặt tên công ty có bắt buộc phải có chữ dịch vụ thương mại?
Hợp đồng vận tải hành khách là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định hợp đồng vận tải hành khách, hàng hóa bằng văn bản (văn bản giấy hoặc hợp đồng điện tử) là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng;
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách hoặc người thuê vận tải phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Khi kinh doanh vận tải hành khách đặt tên công ty có bắt buộc phải có chữ dịch vụ thương mại? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng?
Tại Điều 7 Nghị định 158/2024/NĐ-CP về điều kiện Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
- Đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thì được tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
+ Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng bảo đảm đúng quy định tại khoản 10 Điều 56 Luật Đường bộ 2024;
+ Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo Mẫu số 06 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe; phải niêm yết đầy đủ các thông tin khác trên xe theo quy định;
+ Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm theo Mẫu số 07 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định 158/2024/NĐ-CP. Trường hợp niêm yết bằng thiết bị điện tử phải bảo đảm cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” luôn được bật sáng và có kích thước tối thiểu là 06 x 20 cm.
- Hợp đồng vận tải bằng văn bản phải được đàm phán và ký kết trước khi thực hiện vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải, bao gồm cả thuê người lái xe. Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) hoặc xe ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn 08 chỗ từ xe ô tô lớn hơn 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải thuê cả chuyến xe, bao gồm cả người lái xe.
+ Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và lái xe
+ Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng: không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe ngoài hợp đồng đã ký kết; không được bán vé; không được thu tiền ngoài hợp đồng đã ký kết; không được ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
+ Lái xe chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận tải đã ký kết; không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng đã ký do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp; không được đón, trả khách tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh, trên các tuyến đường phố.
- Khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau:
+ Mang theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này);
+ Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm c khoản này);
+ Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
+ Lái xe không phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận tải phục vụ đám tang, đám cưới.
- Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng lưu trữ hợp đồng vận chuyển kèm theo danh sách hành khách tối thiểu 03 năm.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc
+ Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng ký hợp đồng vận tải bằng văn bản với người thuê vận tải;
+ Lái xe chỉ được đón, trả trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận tải đã ký kết; vận chuyển đúng đối tượng và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh; xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh thực hiện theo quy định của Nghị định 158/2024/NĐ-CP và Nghị định 151/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
- Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.
- Định kỳ từ ngày 01 đến ngày 05 hằng tháng, Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản danh sách các xe được cấp mới phù hiệu xe hợp đồng của tháng liền trước đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để phối hợp quản lý; đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Khi kinh doanh vận tải hành khách đặt tên công ty có bắt buộc phải có chữ dịch vụ thương mại?
Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Như vậy, Khi kinh doanh vận tải vận tải hành khách không bắt buộc phải có chữ dịch vụ thương mại.
Lưu ý: Khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý những điều cấm tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?