Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì?

Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì? Môn Vật lý giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện nào?

Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì?

Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia căn cứ theo Bảng 1 Mục 3 TCVN 7870-4:2020 định nghĩa như sau:

- Khối lượng là thuộc tính của một vật thể thể hiện vật thể theo quán tính liên quan đến những thay đổi về trạng thái chuyển động cũng như lực hấp dẫn của vật thể với các vật thể khác.

- Ký hiệu: m.

- Đơn vị: kg.

- Chú thích: Kilôgam (kg) là môt trong bảy đơn vị cơ bản [xem TCVN 7870-1 (ISO 80000-1)] của Hệ đơn vị quốc tế, SI.

* Trên đây là thông tin Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì?

Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì?

Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì? (Hình từ Internet)

Môn Vật lý giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định môn Vật lý giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:

- Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;

- Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;

- Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;

- Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.

Học sinh cần đạt những yêu cầu nào về năng lực đặc thù đối với môn Vật lí?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định môn Vật lí hình thành và phát triển ở học sinh năng lực vật lí, với những biểu hiện cụ thể sau đây:

(1) Nhận thức vật lí

Nhận thức được kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết được một số ngành, nghề liên quan đến vật lí; biểu hiện cụ thể là:

- Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.

- Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.

- So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.

- Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.

(2) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí

Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:

- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.

- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.

(3) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề; biểu hiện cụ thể là:

- Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.

- Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.

- Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.

- Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

Trong Chương trình môn Vật lí, mỗi thành tố của các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù nói trên được đưa vào từng chủ đề, từng mạch nội dung dạy học, dưới dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ khác nhau.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với khu vực xay, đóng gói chế biến cà phê rang xay theo TCVN 12460:2018 chi tiết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về thiết kế găng tay bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy theo TCVN 12366-4:2023 chi tiết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước đo hiệu suất năng lượng bình đun nước nóng có dự trữ dùng cho mục đích gia dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7898:2018 chi tiết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về lò và lò hấp kết hợp dùng cho mục đích gia dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12218-1:2018 (IEC 60350-1:2016) chi tiết thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lò vi sóng dùng trong mục đích gia dụng được phân loại như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12219:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Phép đo nhiệt độ mặt bàn là theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12224:2018 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình và thiết bị trên hệ thống cấp thoát nước phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 5576:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Sữa bột đã tách chất béo bổ sung chất béo thực vật có những thành phần nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8436:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Khối lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7870-4:2020 có nghĩa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về phụ lục kết cấu và kích thước chi tiết của Ê TÔ tay theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1474:1985 ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Ngọc Linh
27 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào