File word Đơn đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định 1564/QĐ-BCT 2025 là mẫu nào?
- File word Đơn đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định 1564/QĐ-BCT 2025 là mẫu nào?
- Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tuân theo nguyên tắc gì?
- Cơ quan điều tra có quyền kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không?
File word Đơn đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định 1564/QĐ-BCT 2025 là mẫu nào?
Mẫu Đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được lập theo Mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 1564/QĐ-BCT năm 2025.
Dưới đây là Mẫu Đơn đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại:
Tải File word Mẫu Đơn đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại:
File word Đơn đề nghị miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định 1564/QĐ-BCT 2025 là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tuân theo 06 nguyên tắc dưới đây:
- Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
- Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
- Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
- Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
- Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
- Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
Cơ quan điều tra có quyền kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Điều 73. Cơ quan điều tra
1. Cơ quan điều tra do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
2. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu;
b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
c) Tổ chức điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thay đổi biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát;
đ) Tiến hành rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;
e) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chấm dứt điều tra, chấm dứt áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
g) Chủ trì tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ chế song phương và đa phương trong việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
h) Chủ trì hỗ trợ, ứng phó các vụ việc do nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
i) Chủ trì xây dựng phương án và đàm phán bồi thường trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam;
k) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra.
Như vậy, cơ quan điều tra có thẩm quyền kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát.

.jpg)

.jpg)
.jpg)
.jpg)

.jpg)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
- Đề Ngữ văn THPT 2025 bao nhiêu câu?
- Sẽ xem xét cho cán bộ công chức nghỉ việc hưởng chế độ ngay nếu có nguyện vọng khi sắp xếp bộ máy theo Công văn 4177 đúng không?
- Không làm định danh mức 2 có sao không?
- Khi nào công bố xét công nhận tốt nghiệp THPT 2025 sau phúc khảo?