Cơ quan nào được giao chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt nam liên quan đến khoản vay, nợ?
- Cơ quan nào được giao chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt nam liên quan đến khoản vay, nợ?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào?
- Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư quốc tế được quy định cụ thể ra sao?
Cơ quan nào được giao chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt nam liên quan đến khoản vay, nợ?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước) theo một trong các trường hợp sau:
a) Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi chung là hiệp định đầu tư), trong đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế;
b) Hợp đồng, thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài quốc tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng các tiêu chí về nhà đầu tư nước ngoài theo hiệp định đầu tư liên quan mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan chủ trì là cơ quan được xác định theo Điều 5 của Quy chế này.
4. Cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ là Bộ Tư pháp.
[...]
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg năm 2020 quy định cơ quan chủ trì như sau:
Điều 5. Cơ quan chủ trì
[...]
3. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Nhà nước, Chính phủ Việt Nam liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ hoặc khoản vay, nợ được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật quản lý nợ công; tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan đến việc áp dụng pháp luật về tài chính, thuế.
[...]
Như vậy, cơ quan được giao chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt nam liên quan đến khoản vay, nợ của Chính phủ hoặc khoản vay, nợ được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật quản lý nợ công; tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan đến việc áp dụng pháp luật về tài chính, thuế là Bộ Tài chính.
Cơ quan nào được giao chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt nam liên quan đến khoản vay, nợ? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:
(1) Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến việc đề nghị thương lượng và khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài.
(2) Chủ trì tổ chức thương lượng với nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với nhà đầu tư nước ngoài hoặc cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam.
(3) Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện và với trọng tài quốc tế giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.
(4) Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
(5) Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng chiến lược, lộ trình, các bước giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế.
(6) Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên.
(7) Chủ trì, phối hợp với cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ quyết định lựa chọn, đàm phán, ký kết, quản lý hợp đồng thuê tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, mời nhân chứng, thuê chuyên gia trên cơ sở đề xuất của luật sư.
(8) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế.
(9) Tham gia phiên xét xử của trọng tài quốc tế.
(10) Chủ trì tổ chức hòa giải, thương lượng với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg năm 2020.
(11) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước để thực hiện phán quyết, quyết định của trọng tài quốc tế.
(12) Tạo điều kiện cho thành viên Tổ công tác liên ngành tiếp cận tài liệu, thông tin liên quan; quyết định cung cấp thông tin cho cơ quan ngôn luận, báo chí; và chịu trách nhiệm về an toàn thông tin, đảm bảo bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
(13) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp đầu tư quốc tế theo Quy chế này, quy định pháp luật và trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
(14) Ban hành các quy tắc, nội quy phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cụ thể trên cơ sở Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg năm 2020 và pháp luật liên quan.
(15) Ký văn bản gửi trọng tài quốc tế thông báo công ty luật đại diện cho Chính phủ.
Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư quốc tế được quy định cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg năm 2020 quy định về việc xử lý khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư quốc tế như sau:
(1) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam.
(2) Trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức nhận được thông tin về khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài nhưng không có thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhà nước, tổ chức đó phải hướng dẫn nhà đầu tư nước ngoài gửi đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?