Cơ quan nào có thẩm quyền quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?
- Người khiếu nại hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền và nghĩa vụ gì?
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?
Căn cứu theo Điều 106 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Điều 106. Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quy định Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cụ thể, ngày 13/12/2022, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh quy định Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022.
Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp xử lý hành chính); trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại; khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; đối với người chưa thành niên còn phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của họ và các nguyên tắc xử lý quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính? (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái pháp luật vào việc Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với Tòa án trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có yêu cầu của Tòa án.
- Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó.
Người khiếu nại hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022, người khiếu nại hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Về quyền:
+ Tự mình khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp;
+ Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Về nghĩa vụ:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Tòa án nhân dân
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022
- xử lý hành chính
- Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022,
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Pháp lệnh
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
.jpg)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G21 như thế nào?
- Mẫu bản cam kết đảm bảo an toàn thi công xây dựng 2025 là mẫu nào?
- Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại về giá trị hàng hóa dịch vụ từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
- Mẫu số F01 - DNN bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa có dạng ra sao?
- Hướng dẫn sử dụng mã loại hình G22 như thế nào?