Biểu hiện và triệu chứng mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Dịch bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp, có các biểu hiện và triệu chứng mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế như thế nào?

Biểu hiện và triệu chứng mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1019/QĐ-BYT năm 2025 có hướng dẫn chẩn đoán triệu chứng mắc bệnh sởi như sau:

Ca bệnh nghi ngờ

- Tiền sử tiếp xúc với người bệnh Sởi trong vòng 7-21 ngày hoặc sống trong vùng dịch Sởi lưu hành.

- Triệu chứng lâm sàng nghi ngờ Sởi (sốt và viêm long đường hô hấp trên).

Ca bệnh lâm sàng

Chẩn đoán ca bệnh Sởi trên lâm sàng khi người bệnh có các triệu chứng sau:

- Sốt.

- Ho, chảy nước mũi hoặc viêm kết mạc.

- Có hạt Koplik hoặc phát ban dạng Sởi.

Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1019/QĐ-BYT năm 2025 diễn biến lâm sàng của bệnh sởi thể điển hình qua 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có triệu chứng mắc bệnh sởi khác nhau:

- Giai đoạn ủ bệnh: từ 7 đến 21 ngày (trung bình 10 ngày), triệu chứng mắc bệnh sởi xuất hiện sau khi phơi nhiễm 10-14 ngày.

- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): trong 2 - 4 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên (ho, chảy mũi) và viêm kết mạc. Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5 - 1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên). Hạt Koplik thường xuất hiện một ngày trước phát ban và tồn tại 2 - 3 ngày sau khi ban xuất hiện.

- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2 - 5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3 - 4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban dạng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Ban có thể hợp lại đặc biệt là ở vùng mặt và thân mình. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1 - 2 tuần sau khi hết ban.

Biểu hiện và triệu chứng mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Biểu hiện và triệu chứng mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế? (Hình từ Internet)

Phân cấp điều trị bệnh sởi như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 3.3 Mục 3 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1019/QĐ-BYT năm 2025 Bệnh Sởi khả năng lây nhiễm cao nên hạn chế chuyển cấp điều trị. Phân cấp điều trị như sau:

• Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân

- Khám và điều trị ngoại trú người bệnh Sởi không biến chứng.

- Chuyển tuyến đối với bệnh Sởi có biến chứng hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng.

• Bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân

- Khám và điều trị người bệnh Sởi không có biến chứng và bệnh Sởi có biến chứng.

- Chuyển cấp điều trị đối với người bệnh Sởi có biến chứng viêm phổi cần thở oxy, viêm não, nhiễm khuẩn huyết hoặc có suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh nền nặng.

• Bệnh viện đa khoa tỉnh, đa khoa khu vực, bệnh viện chuyên khoa Nhiễm hoặc Nhi

- Khám và điều trị người bệnh Sởi không có biến chứng và bệnh Sởi có biến chứng.

- Hội chẩn, hướng dẫn tuyến trước điều trị các trường hợp nặng hoặc khó điều trị.

Bệnh sởi thuộc loại bệnh truyền nhiễm nhóm mấy?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 có quy định như sau:

Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
[...]
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota); bệnh do vi rút Zika.
[...]

Theo đó, bệnh sởi thuộc loại bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bệnh truyền nhiễm
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu báo cáo tổng hợp tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi 2025 file word?
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu hiện và triệu chứng mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nhiễm virus dại tỷ lệ tử vong khi đã lên cơn dại gần như là 100%?
Hỏi đáp Pháp luật
Hầu hết trẻ bị bệnh sởi tử vong do đâu? Trẻ mấy tháng tiêm được vắc xin sởi?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Virus HMPV là gì? HMPV có thể gây nhiễm trùng hô hấp trên và hô hấp dưới ở mọi lứa tuổi đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cộng hòa Dân chủ Congo là ở đâu? Ca bệnh đậu mùa trên khỉ đầu tiên được xác định tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh sởi có phải là bệnh truyền nhiễm không? Bệnh sởi lây qua đường nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu nhóm bệnh truyền nhiễm? Danh mục bệnh truyền nhiễm chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bệnh truyền nhiễm
35 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào