Sản xuất sữa giả là gì? Người phạm tội sản xuất buôn bán sữa giả bị phạt tù bao nhiêu năm?
Sản xuất sữa giả là gì?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
[...]
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
[...]
Như vậy, có thể hiểu sản xuất sữa giả là hành vi vi phạm pháp luật, trong đó người sản xuất sữa giả thực hiện hành vi làm ra hoặc chế biến sản phẩm được gắn mác là “sữa” nhưng không phải là sữa thật (không đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm) nhằm đánh lừa người tiêu dùng, thu lợi bất chính.
Sản xuất sữa giả là gì? Người phạm tội sản xuất buôn bán sữa giả bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người phạm tội sản xuất buôn bán sữa giả bị phạt tù bao nhiêu năm?
Sữa là đối tượng thuộc nhóm thực phẩm, theo đó tội sản xuất buôn bán sữa giả thuộc tội được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Căn cứ theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:
Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Buôn bán qua biên giới;
g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
[...]
Như vậy, người phạm tội sản xuất buôn bán sữa giả tùy vào mức độ vi phạm có thể bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội sản xuất sữa giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nguyên tắc bảo về quyền lợi của người tiêu dùng là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
- Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác.
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, không phân biệt về giới, tự nguyện, không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội trong giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tài sản cố định là gì? Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định ra sao?
- Tải mẫu thông báo về việc tổ chức nghỉ mát cho nhân viên công ty mới nhất 2025?
- Ngày 9 5 2025 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Việc công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS được thực hiện thế nào?
- Phòng khám đa khoa thay đổi tên thì thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thế nào?