Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số từ ngày 10/04/2025?
Chữ ký số là gì?
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.
Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số từ ngày 10/04/2025? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số từ ngày 10/04/2025?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số, cụ thể như sau:
Điều 15. Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số
1. Trước khi ký số, người ký phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số như sau:
a) Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của mình trên hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tạo lập cấp, phát hành chứng thư chữ ký số đó;
b) Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của tổ chức tạo lập, phát hành chứng thư chữ ký số cho mình trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
c) Trường hợp kết quả kiểm tra tại các điểm a và điểm b khoản này đồng thời có hiệu lực, người ký thực hiện ký số. Trường hợp kết quả kiểm tra tại điểm a hoặc điểm b khoản này là không có hiệu lực, người ký số không thực hiện ký số.
2. Sử dụng phần mềm ký số đáp ứng yêu cầu tại Điều 17 của Nghị định này.
Như vậy, trước khi ký số, người ký phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số như sau:
- Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của mình trên hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tạo lập cấp, phát hành chứng thư chữ ký số đó;
- Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số của tổ chức tạo lập, phát hành chứng thư chữ ký số cho mình trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Trường hợp kết quả kiểm tra tại các điểm a và điểm b khoản này đồng thời có hiệu lực, người ký thực hiện ký số. Trường hợp kết quả kiểm tra tại điểm a hoặc điểm b khoản này là không có hiệu lực, người ký số không thực hiện ký số.
Lưu ý: Sử dụng phần mềm ký số đáp ứng yêu cầu tại Điều 17 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.
Nghĩa vụ của người nhận khi nhận thông điệp dữ liệu được ký số?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người nhận khi nhận thông điệp dữ liệu được ký số, cụ thể là:
(1) Trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký số, người nhận phải kiểm tra các thông tin sau:
- Trạng thái chứng thư chữ ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư chữ ký số của người ký phải bảo đảm được định danh theo quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử;
- Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư chữ ký số của người ký;
- Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư chữ ký số trên cả hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia và hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử của tổ chức nước ngoài.
(2) Người nhận phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số như sau:
- Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư chữ ký số đó theo quy định tại Điều 6 Nghị định 23/2025/NĐ-CP trên hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tạo lập cấp, phát hành chứng thư chữ ký số đó;
- Trong trường hợp người ký số sử dụng chứng thư chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số công cộng của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã phát hành chứng thư chữ ký số công cộng đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các điểm a và điểm b khoản này đồng thời có hiệu lực.
(3) Người nhận chịu trách nhiệm về việc chấp nhận chứng thư chữ ký số trong các trường hợp sau:
- Không tuân thủ các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2025/NĐ-CP;
- Đã biết hoặc được thông báo về tình trạng tạm dừng, thu hồi, hết hạn chứng thư chữ ký số của thuê bao.
(4) Sử dụng phần mềm kiểm tra chữ ký số đáp ứng yêu cầu tại Điều 17 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tài sản cố định là gì? Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định ra sao?
- Tải mẫu thông báo về việc tổ chức nghỉ mát cho nhân viên công ty mới nhất 2025?
- Ngày 9 5 2025 là thứ mấy? Ngày 9 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Việc công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe, khám và điều trị HIV/AIDS được thực hiện thế nào?
- Phòng khám đa khoa thay đổi tên thì thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thế nào?