Từ 01/6/2025, thêm đối tượng áp dụng trong quản lý, sử dụng hóa đơn?
Từ 1/6/2025, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm những ai?
Ngày 20/3/2025 Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP và một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/06/2025) đối tượng áp dụng trong quản lý, sử dụng hóa đơn bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
- Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
- Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác đăng ký tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Theo đó từ ngày 1/6/2025 đã bổ sung thêm 1 đối tượng đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Từ 01/6/2025, thêm đối tượng áp dụng trong quản lý, sử dụng hóa đơn? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
[..]
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; làm giả hóa đơn, chứng từ để thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể: các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính;
- Không chuyển dữ liệu điện tử về cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn cụ thể như:
Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4, Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 16 và điểm d, khoản 1, Điều 17, Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Như vậy, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 16 và điểm d, khoản 1, Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Đồng thời, biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
*Lưu ý: Mức phạt xuất hóa đơn khống nêu trên áp dụng với tổ chức; đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân (khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)



.jpg)






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bảng giá đất Ninh Bình 2025 mới nhất?
- Tỉ lệ chọi vào lớp 10 năm 2025 TP Hồ Chí Minh?
- Bảng giá đất Bình Dương 2025 mới nhất?
- Dự án nhóm B có bao gồm dự án khai thác dầu khí không? Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án được quy định như thế nào?
- Giá thu gom rác sinh hoạt tại TP HCM mới nhất 2025 áp dụng từ 01/6?