Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025 như sau:
Đăng nhập vào ứng dụng MoMo >> Vào mục Tôi >> Bấm xác thực tại thông báo yêu cầu xác thực sinh trắc học bên dưới ảnh đại diện.
Khách hàng có 2 lựa chọn để xác thực sinh trắc học:
Cách 1: Xác thực với công nghệ NFC
Bước 1: Chụp ảnh mặt sau CCCD hoặc Thẻ CC. Nếu bạn đã từng xác thực ví MoMo với CCCD/Thẻ CC trước đó, vui lòng bỏ qua bước này
Bước 2: Áp CCCD/Căn cước vào mặt sau điện thoại theo hướng dẫn
Bước 3: Khi điện thoại báo đang quét hoặc rung, giữ nguyên CCCD/Thẻ Căn cước
Bước 4: Kiểm tra thông tin và bấm "Xác nhận" để hoàn thành xác thực.
Cách 2: Xác thực với ứng dụng VneID
Bước 1: Chụp ảnh CCCD/Thẻ Căn Cước (Nếu người dùng đã từng xác thực MoMo với CCCD/Thẻ Căn Cước trước đó, vui lòng bỏ qua bước này)
Bước 2: Xác thực khuôn mặt theo hướng dẫn
Bước 3: Bấm "Đồng ý" để xác nhận chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng MoMo qua ứng dụng VNeID
Bước 4: Đăng nhập ứng dụng VNeID và Bấm "Xác nhận chia sẻ" để xác nhận chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng VNeID qua ứng dụng MoMo
Bước 5: Quay trở lại ứng dụng MoMo và bấm "Kiểm tra thông tin" sau khi chia sẻ và hoàn thành xác thực.
* Lưu ý: Để cập nhật sinh trắc học MoMo qua VNeID, người dùng phải có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và phải cập nhật ứng dụng MoMo từ bản 4.2.7 trở lên, ứng dụng VNeID lên phiên bản mới nhất.
Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025? (Hình từ Internet)
Từ 01/01/2025, không xác thực sinh trắc học sẽ không thể giao dịch online đúng không?
Căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 17. Sử dụng tài khoản thanh toán
[...]
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán đảm bảo nguyên tắc:
a) Phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro và thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
b) Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán;
c) Chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
(iii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
(iv) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
d) Áp dụng các biện pháp xác thực đối với từng loại giao dịch trong thanh toán bằng phương tiện điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bằng phương tiện điện tử;
đ) Việc sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú, người cư trú là cá nhân nước ngoài và tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ phải tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
Theo đó, chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025 nếu khách hàng không thực hiện cung cấp dữ liệu sinh trắc học, đồng thời chưa được kiểm tra đối chiếu thì sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trực tuyến. Trường hợp có nhu cầu thì chỉ có thể trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.
Dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm hay dữ liệu cá nhân cơ bản?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...]
4. Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân gồm:
a) Quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo;
b) Tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, không bao gồm thông tin về nhóm máu;
c) Thông tin liên quan đến nguồn gốc chủng tộc, nguồn gốc dân tộc;
d) Thông tin về đặc điểm di truyền được thừa hưởng hoặc có được của cá nhân;
đ) Thông tin về thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của cá nhân;
e) Thông tin về đời sống tình dục, xu hướng tình dục của cá nhân;
g) Dữ liệu về tội phạm, hành vi phạm tội được thu thập, lưu trữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật;
h) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức được phép khác, gồm: thông tin định danh khách hàng theo quy định của pháp luật, thông tin về tài khoản, thông tin về tiền gửi, thông tin về tài sản gửi, thông tin về giao dịch, thông tin về tổ chức, cá nhân là bên bảo đảm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
i) Dữ liệu về vị trí của cá nhân được xác định qua dịch vụ định vị;
k) Dữ liệu cá nhân khác được pháp luật quy định là đặc thù và cần có biện pháp bảo mật cần thiết.
Dữ liệu về sinh trắc học của mỗi người có thể bao gồm đặc điểm khuôn mặt, ảnh chụp võng mạc, giọng nói, vân tay,... Theo đó thì dữ liệu về sinh trắc học được xem là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?