Bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục?
Bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục?
Ngày 28/11/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
Theo Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục từ ngày 14/1/2025, bao gồm:
- Thông tư liên Bộ 35-TT/LB năm 1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý ngân sách giáo dục và đào tạo.
- Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phục vụ y tế cho học sinh nước ngoài học tại việt nam.
- Quyết định 28/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tạm thời Chương trình Tiếng Khmer ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
- Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở.
- Thông tư liên tịch 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV- UBDT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thông tư 05/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục hòa nhập.
- Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
- Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.
- Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Thông tư 13/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc sở giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Lưu ý: Thông tư 21/2024/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2025.
Bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục? (Hình từ Internet)
Nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Giáo dục 2019, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Về nội dung giáo dục mầm non: phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
- Về phương pháp giáo dục mầm non:
+ Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý.
+ Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Có mấy hình thức đào tạo chương trình giáo dục thường xuyên?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 43. Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
1. Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Chương trình xóa mù chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
d) Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học, tự học có hướng dẫn;
d) Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
3. Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
[...]
Như vậy, có 04 hình thức đào tạo chương trình giáo dục thường xuyên gồm:
- Vừa làm vừa học.
- Học từ xa.
- Tự học, tự học có hướng dẫn.
- Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
- Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT
- Thông tư 22/2011/TT-BGDĐT
- Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT
- Thông tư 05/2009/TT-BGDĐT
- Thông tư liên tịch 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV- UBDT
- Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT
- Quyết định 28/2005/QĐ-BGD&ĐT
- Thông tư liên tịch 13/1999/TTLT-BGD&ĐT-BTC-BYT
- Thông tư liên Bộ 35-TT/LB năm 1994
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?