Vi hiến là gì? Văn bản vi hiến là gì? Trình tự Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp như thế nào?
- Vi hiến là gì? Văn bản vi hiến là gì? Trình tự Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp?
- Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp theo trình tự như thế nào?
Vi hiến là gì? Văn bản vi hiến là gì? Trình tự Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp như thế nào?
Vi hiến là gì?
Vi hiến là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ hành vi, quyết định, hoặc văn bản pháp luật trái với quy định của Hiến pháp.
Văn bản vi hiến là gì?
Văn bản vi hiến là một văn bản pháp luật (như luật, nghị định, quyết định...) được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trái với một hoặc nhiều quy định của Hiến pháp.
Trình tự Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp:
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định trình tự Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp như sau:
(1) Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước trình bày tờ trình;
(2) Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
(3) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản báo cáo, giải trình;
(4) Quốc hội thảo luận;
(5) Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét văn bản quy phạm pháp luật.
Vi hiến là gì? Văn bản vi hiến là gì? Trình tự Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp?
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Điều 25. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội;
c) Theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận.
2. Ủy ban pháp luật có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
[...]
Theo đó, ủy ban pháp luật có trách nhiệm thẩm tra đề nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp.
Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 61 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Điều 61. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
1. Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của mình theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng nhân dân xem xét văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân trình bày tờ trình;
b) Hội đồng nhân dân thảo luận.
c) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
d) Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc xem xét văn bản.
3. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải xác định văn bản quy phạm pháp luật trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.
Theo đó, Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp theo trình tự như sau:
(1) Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân trình bày tờ trình;
(2) Hội đồng nhân dân thảo luận.
(3) Người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;
(4) Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc xem xét văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?