Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Lạng Sơn giáp với tỉnh nào?

Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Lạng Sơn giáp với tỉnh nào?

Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Lạng Sơn giáp với tỉnh nào?

Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
1. Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn, quy mô 831.018 ha, với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc (dự kiến trình cấp có thẩm quyền sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương), Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.
2. Ranh giới tọa độ địa lý từ 20°27' đến 22°19' vĩ Bắc và từ 106°06' đến 107°21' kinh Đông; phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

Như vậy, tỉnh Lạng Sơn có 01 thành phố (thành phố Lạng Sơn) và 10 huyện (gồm huyện Hữu Lũng, huyện Chi Lăng, huyện Cao Lộc, huyện Lộc Bình, huyện Đình Lập, huyện Văn Lãng, huyện Tràng Định, huyện Văn Quan, huyện Bình Gia, huyện Bắc Sơn.

Hiện nay tỉnh Lạng Sơn tiếp giáp với những tỉnh dưới đây:

- Phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc.

- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.

- Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh.

- Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/07122024/tinh-lang-son.jpg

Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Lạng Sơn giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)

Mục tiêu đến năm 2030 dân số tỉnh Lạng Sơn là bao nhiêu người?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:

II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN, CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN
[...]
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
[...]
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
[...]
- Về xã hội:
+ Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,26%/năm, đến năm 2030 dân số của tỉnh khoảng 894.290 người.
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 3%/năm (theo chuẩn nghèo của các giai đoạn). Đến năm 2030 cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2030 đạt khoảng 76%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.
+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2030: Cấp mầm non khoảng 55 - 56%, cấp tiểu học khoảng 58 - 59%, cấp trung học cơ sở khoảng 57 - 58%, cấp trung học phổ thông khoảng 53 - 54%.
+ Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 96%, số bác sĩ trên 1 vạn dân khoảng 12 bác sĩ.
+ Khoảng 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó khoảng 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
+ Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn khoảng 70%.
[...]

Như vậy, mục tiêu đến năm 2030 dân số tỉnh Lạng Sơn đạt khoảng 894.290 người.

03 vùng kinh tế xã hội theo quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 3 Mục 3 Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2024, các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn được định hướng phát triển theo mô hình: 01 trục phát triển, 02 hành lang kinh tế và 03 vùng kinh tế - xã hội. Trong đó, 03 vùng kinh tế xã hội bao gồm:

- Vùng kinh tế động lực gồm thành phố Lạng Sơn mở rộng, huyện Chi Lăng, huyện Hữu Lũng:

+ Là cửa ngõ quan trọng nhất kết nối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam và Trung Quốc trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; là đầu mối giao thông của quốc gia, của tỉnh với tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Chi Lăng - Hữu Nghị, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, tuyến cao tốc dự kiến Lạng Sơn - Tiên Yên và các tuyến quốc lộ quan trọng của quốc gia như các quốc lộ 1, 1B, 4A, 4B, 279.

+ Là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh; vùng không gian trọng điểm về phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn với kinh tế cửa khẩu; trung tâm, động lực tăng trưởng chủ đạo của tỉnh; là đầu mối giao lưu, liên kết, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung; định hướng phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế đô thị, dịch vụ logistics và vận tải, thương mại, du lịch, công nghiệp,…

- Vùng kinh tế phía Đông gồm các huyện Lộc Bình, Đình Lập:

+ Là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Lạng Sơn; phát triển nông, lâm nghiệp, cung ứng nguồn nguyên liệu nông lâm sản cho ngành công nghiệp chế biến; là một trong những trọng điểm du lịch của vùng trung du miền núi phía Bắc và cả nước; có tiềm năng phát triển công nghiệp năng lượng.

+ Định hướng phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió; công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với vùng nguyên liệu; các ngành dịch vụ trong đó tập trung phát triển dịch vụ logistics, kho bãi... gắn với hành lang quốc lộ 4B và cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên; đẩy mạnh phát triển hạ tầng du lịch, đặc biệt là chú trọng phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

- Vùng kinh tế phía Tây gồm các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Lãng, Tràng Định:

+ Là vùng trọng tâm phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh gắn với công nghiệp chế biến nông lâm sản; ưu tiên phát triển kinh tế xanh, năng lượng tái tạo; là vùng đệm, vùng cung cấp nguyên, vật liệu hỗ trợ cho vùng kinh tế động lực; phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn và kinh tế cửa khẩu.

+ Phát triển các hoạt động kinh tế gắn với các tuyến quốc lộ 1B, quốc lộ 4A và cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh; từng bước hình thành các trung tâm dịch vụ tại các đô thị Thất Khê, Na Sầm, Tân Thanh; phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... trong đó khu vực đô thị Bắc Sơn, Bình Gia sẽ trở thành cụm trung tâm dịch vụ đổi mới nông nghiệp hỗ trợ phát triển cho vùng.

Xem thêm: Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa giới hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Đắk Nông có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Đắk Nông giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Kon Tum có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Kon Tum giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bến Tre cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Diện tích tỉnh Bến Tre là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào? Tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Thái Bình có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Thái Bình giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Lạng Sơn có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Lạng Sơn giáp với tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bạc Liêu có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Bạc Liêu giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Hà Nam có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hà Nam giáp tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tiền Giang cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km? Tỉnh Tiền Giang cách TP Cần Thơ bao nhiêu km?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thành phố và huyện? Tỉnh Tuyên Quang giáp với tỉnh nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa giới hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
153 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Địa giới hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa giới hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào