Tỉnh Bạc Liêu có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Bạc Liêu giáp tỉnh nào?
Tỉnh Bạc Liêu có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Bạc Liêu giáp tỉnh nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
I. TÊN, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Tến Quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ tỉnh Bạc Liêu với tổng diện tích tự nhiên là 2.669km2, gồm 07 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Bạc Liêu; thị xã Giá Rai; các huyện: Đông Hải, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi.
- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang;
- Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển Đông;
- Phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng;
- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp tỉnh Cà Mau.
Phần lãnh thổ không gian biển: xác định trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về biển; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển; Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên, môi trường và hải đảo; Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu và địa giới hành chính” và các văn bản có liên quan.
[...]
Như vậy, tỉnh Bạc Liêu có 01 thành phố (Thành phố Bạc Liêu), 01 thị xã (thị xã Giá Rai) và 05 huyện (gồm các huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình, huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, huyện Vĩnh Lợi).
Hiện nay tỉnh Bạc Liêu giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển Đông.
- Phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây và Tây Nam tiếp giáp tỉnh Cà Mau.
Tỉnh Bạc Liêu có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Bạc Liêu giáp tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Dự kiến tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 đạt bao nhiêu %?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1598/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
II. QUAN ĐIỂM, TẦM NHÌN, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN; CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN
[...]
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
[...]
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân 9,5 - 10,5%/năm; quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,5 - 4 lần so với năm 2020.
+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 29,0%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 36,4%; khu vực dịch vụ khoảng 32,0%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.
+ GRDP bình quân trên người đạt khoảng 187 triệu đồng (giá hiện hành).
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 2 tỷ USD (trong đó xuất khẩu tôm đạt khoảng 1,7 tỷ USD).
+ Năng suất lao động xã hội tăng bình quân khoảng 8 - 8,5%/năm.
+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng 17 - 18%/năm.
+ Kinh tế số chiếm 20 - 25% GRDP.
- Về xã hội:
+ Dân số tăng bình quân 0,75 - 0,85%/năm.
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt 45 - 50% dân số toàn tỉnh.
+ Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên 80%; hoàn thành phố cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 4 tuổi.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%.
+ Số bác sĩ trên vạn dân đạt 13-15 bác sĩ; số giường bệnh trên vạn dân đạt 30-35 giường.
+ Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân hàng năm 1%.
+ Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
[...]
Theo đó, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 đạt 45 - 50% dân số toàn tỉnh.
Nội dung lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 4 Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2020, nội dung lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?