Bộ Y tế: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030?
Bộ Y tế: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030?
Ngày 29/11/2024, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3594/QĐ-BYT về "Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Theo đó, 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 3594/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
Lời khuyên số 1: Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm hằng ngày; phối hợp hợp lý thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Lời khuyên số 2: Sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; các loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau. Đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
Lời khuyên số 3: Sử dụng hợp lý các loại thực phẩm giàu đạm; nên ăn cá, thịt gia cầm và các loại hạt trong bữa ăn hằng ngày; ăn có mức độ các loại thịt đỏ.
Lời khuyên số 4: Uống đủ nước hằng ngày.
Lời khuyên số 5: Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý; bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo hướng dẫn.
Lời khuyên số 6: Cho trẻ bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Lời khuyên số 7: Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn.
Lời khuyên số 8: Bảo đảm an toàn trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 9: Tổ chức tốt bữa ăn gia đình. Ăn đủ bữa (sáng, trưa, tối) phù hợp với lứa tuổi, không ăn quá no, không bỏ bữa.
Lời khuyên số 10: Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý; thực hiện lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
Bộ Y tế: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BYT quy định cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm như sau:
- Thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg). Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.
- Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT
- Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2023/TT-BYT
- Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BYT thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Thực phẩm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam phải ghi thành phần dinh dưỡng gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 29/2023/TT-BYT quy định nội dung ghi thành phần dinh dưỡng như sau:
Điều 5. Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng
1. Thực phẩm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam thực hiện ghi các thành phần dinh dưỡng sau đây:
a) Năng lượng;
b) Chất đạm;
c) Carbohydrat;
d) Chất béo;
đ) Natri.
2. Nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thực phẩm cho thêm đường khác: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và đường tổng số.
3. Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và chất béo bão hoà.
4. Đối với thực phẩm không chứa hoặc có chứa thành phần dinh dưỡng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này thì không bắt buộc phải ghi thành phần dinh dưỡng đó trên nhãn thực phẩm.
Như vậy, thực phẩm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam thực hiện ghi các thành phần dinh dưỡng sau đây:
- Năng lượng;
- Chất đạm;
- Carbohydrat;
- Chất béo;
- Natri.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?