Nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như thế nào?

Nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như thế nào? Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo như thế nào?

Nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, thì cơ quan quản lý đường bộ, Khu Quản lý đường bộ, Ban Quản lý dự án, người quản lý, sử dụng đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ theo phạm vi quản lý, có trách nhiệm thực hiện các nội dung phòng ngừa thiên tai sau:

[1] Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai đối với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ; ngăn chặn các nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại công trình khi thiên tai xảy ra.

[2] Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ. Nếu phát hiện hư hỏng hoặc xuống cấp, phải kịp thời có biện pháp xử lý;

Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp để xử lý, khắc phục trước mùa mưa, bão.

[3] Xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai. Trong phương án phải dự kiến sự cố thiên tai có thể xảy ra; dự kiến mức độ ảnh hưởng đối với công trình đường bộ, thiết bị, tài sản, nhà xưởng, phương tiện vận tải đường bộ và biện pháp xử lý phù hợp theo các nội dung sau:

- Các biện pháp gia cố, sửa chữa để bảo vệ công trình, kho bảo quản vật tư dự phòng, nhà xưởng, thiết bị, phương tiện, hàng hóa;

- Phương án sơ tán các phương tiện, thiết bị, hàng hóa; phương án cứu hộ, cứu nạn, chuyển tải hành khách, hàng hóa;

- Dự trữ vật tư, thiết bị dự phòng để phòng ngừa thiên tai gây hậu quả sạt lở đường, cắt đứt giao thông đường bộ kéo dài;

- Các biện pháp chống vật va, trôi vào công trình cầu, cống khi có nước lũ;

- Các phương án bảo đảm giao thông, phân luồng giao thông khi có sự cố tắc đường trên các quốc lộ, đường địa phương;

- Thiết lập chế độ thông tin tình thế trong thời gian sự cố, thiên tai xảy ra. Dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra như mất điện, gián đoạn thông tin để chủ động phòng ngừa, khắc phục nhanh và hiệu quả khi có tình huống xảy ra;

- Danh mục các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng; khu vực đổ đất, đá bị sụt trượt để tạo thuận lợi cho công tác khắc phục sự cố giao thông đường bộ.

[4] Tăng cường kiểm tra công tác phòng ngừa thiên tai, sự cố, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm, xung yếu.

[5] Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ.

[6] Chỉ huy hoạt động của lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn của đơn vị.

[7] Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến của thiên tai.

Nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như thế nào?

Nội dung phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như thế nào? (Hình từ Internet)

Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT quy định về phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo như sau:

Điều 6. Phòng ngừa thiên tai đối với công trình đường bộ đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo
Chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo phải bảo đảm các quy định sau:
1. Thiết kế, xây dựng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thoát lũ và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.
2. Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai.
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.

Theo đó, chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ mới hoặc nâng cấp, mở rộng, cải tạo phải bảo đảm các quy định sau:

- Thiết kế, xây dựng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thoát lũ và các yêu cầu về phòng, chống thiên tai.

- Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.

Nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, thì nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ như sau:

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013.

- Khi thiên tai suy yếu hoặc sau khi thời tiết trở lại bình thường các tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ được giao phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục các thiệt hại xảy ra đối với công trình đường bộ để khôi phục hoạt động giao thông, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.

- Các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong kế hoạch đề ra phải được đáp ứng về nguồn nhân lực, vật lực theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai và ứng cứu, khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

- Bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ; hạn chế mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đối với xe cơ giới nước ngoài và người nước ngoài tham gia giao thông tại Việt Nam từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải có trách nhiệm gì từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Khái niệm làn đường là gì từ 01/01/2025? Quy định về sử dụng làn đường từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, xe biển 3 số 4 số có còn được tham gia giao thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ phải đủ bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải trọng của đường bộ được hiểu như thế nào? Điều khiển xe mà tổng trọng lượng vượt quá tải trọng cho phép bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Nguyễn Tuấn Kiệt
76 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào