Hiện nay, đất không có giấy tờ không được cấp GCN quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Hiện nay, đất không có giấy tờ không được cấp GCN quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hiểu là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật (khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024).
Theo quy định tại Điều 138 Luật Đất đai 2024 thì điều kiện tiên quyết để được cấp GCN quyền sử dụng đất đối với đất không có giấy tờ là đất đang trong thời gian không có tranh chấp. Trong trường hợp không đáp ứng điều kiện cần này thì đất không có giấy tờ sẽ không được cấp GCN quyền sử dụng đất.
Thêm nữa, sẽ tùy vào mỗi thời điểm sử dụng đất mà sẽ có các yếu tố khác cần đáp ứng để đất không có giấy tờ được cấp GCN quyền sử dụng đất. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể đó thì cũng không được cấp GCN quyền sử dụng đất. Đó là các trường hợp sau:
(1) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp (khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai 2024)
(2) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ 18/12/1980 đến trước 15/10/1993, nay được UBND xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp (khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2024).
(3) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ 15/10/1993 đến trước 01/7/2014, nay được UBND xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp (khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai 2024).
Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp đã sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp (khoản 5 Điều 138 Luật Đất đai 2024).
Hiện nay, đất không có giấy tờ không được cấp GCN quyền sử dụng đất trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nhiều người có chung QSDĐ thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 6. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; người đứng đầu của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng khác của xã, phường, thị trấn; đất tôn giáo, đất tín ngưỡng chưa giao quản lý, sử dụng.
3. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
4. Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
5. Cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
6. Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Theo đó, trường hợp nhiều người có chung QSDĐ thì những người đó sẽ chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Thực hiện giao dịch về QSDĐ nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền được không?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 11. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.
Theo quy định thì, cấm thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy, nếu giao dịch về QSDĐ nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?