Thi ioe cấp trường có bao nhiêu câu? Cách xem kết quả thi IOE cấp Trường chính thức?
Thi ioe cấp trường có bao nhiêu câu? Cách xem kết quả thi IOE cấp Trường chính thức?
Ngày 6/8/2024, Ban Tổ chức Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet ban hành Hướng dẫn 01/2024-2025/HD-IOE về việc tổ chức Cuộc thi IOE Olympic Tiếng Anh trên Internet năm học 2024-2025 trên trang ioe vn Tại đây
Theo đó, kỳ thi IOE cấp trường năm 2024 dành cho học sinh cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở được tổ chức vào ngày 28/11/2024, 29/11/2024, 30/11/2024 theo hình thức trực tuyến gồm 200 câu hỏi trong thời gian làm bài 30 phút.
Dưới đây là hướng dẫn cách xem kết quả thi IOE cấp Trường chính thức:
Để xem kết quả thi các cấp của các thí sinh tham gia dự thi, các bạn làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản.
Bước 2: Vào mục Thông tin --> chọn MyIOE:
Bước 3: Trên màn hình MyIOE, học sinh có thể xem lại Kết quả thi các cấp IOE như hình minh họa bên dưới.
Lưu ý: Kết quả thi được hiển thị sau khi kết thúc tất cả các ca thi trong kỳ thi chính thức.
Thi ioe cấp trường có bao nhiêu câu? Cách xem kết quả thi IOE cấp Trường chính thức? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như thế nào?
Theo Điều 7 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(1.1) Vào giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(1.2) Vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2.
(1.3) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(1.4) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27?
Theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đánh giá học sinh tiểu học như sau:
- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh;
+ Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh;
+ Giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan;
+ Không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?