Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?

Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)? Quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 như thế nào?

Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?

Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) thông qua “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” và chọn ngày 10/12 hàng năm là Ngày Nhân quyền thế giới.

Bản Tuyên ngôn với 30 Điều ngắn gọn. Trong đó, tại Điều 3 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 có nêu rõ như sau:

Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Như vậy, năm 2024 kỷ niệm 76 năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024).

Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?

Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)? (Hình từ Internet)

Quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 có nêu cụ thể như sau:

ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
[....]

Như vậy, quyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền theo quy định tại Điều 2 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 như sau:

Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Người lao động được nghỉ làm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12) hay không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, những trường hợp người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương gồm các nghĩ lễ trong năm bao gồm:

- Tết Dương lịch.

- Tết Âm lịch.

- Ngày Chiến thắng.

- Ngày Quốc tế lao động.

- Quốc khánh.

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy, ngày Nhân quyền thế giới không phải là ngày lễ được nghỉ dành cho người lao động. Do đó, ngày này người lao động vẫn phải đi làm nếu có lịch làm việc.

Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem điểm thi IOE cấp trường năm 2024 ở đâu? Cách tra cứu kết quả thi IOE cấp trường năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
1 inch bằng bao nhiêu cm? Phân loại đơn vị đo gồm những đơn vị nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Sách trắng Quốc phòng năm 2019, phương châm đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ file Word Đáp án Tuần 1, Tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
99 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào