Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Danh sách tên đặt bổ sung vào ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng kèm theo Công văn 2163/SVHTT-TTrHĐTV năm 2021 kèm theo Quyết định 2914/QĐ-UBND năm 2021 Thành phố Hải Phòng quy định như sau:
*Thứ tự tên đặt được sắp xếp theo nhóm và theo ABC
[...]
2. Tên địa danh nổi tiếng, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước (02 tên)
2. HÀ NỘI
Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là 1 trong 2 đô thị loại đặc biệt của cả nước. Hà Nội nằm phía Tây Bắc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích 3.358,6km2, dân số hơn 8 triệu người, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện với 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Hà Nội là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về vùng đất này và lấy tên là “Thăng Long”. Trong suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Sau khi nhà Nguyễn Tây Sơn lên nắm quyền, chuyển kinh đô về Huế, sau đó Thăng Long đổi tên thành Hà Nội (1831). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Có truyền thống văn hóa lâu đời với hệ thống di tích dày đặc, nhiều lễ hội truyền thống, làng nghề và nền ẩm thực phòng phú. Năm 1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Theo đó, thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận và trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào năm 1999.
Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào? (Hình từ Internet)
Thủ đô Hà Nội thuộc vùng nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định như sau:
Điều 3. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
[...]
Theo quy định này, Thủ đô Hà Nội là một trong 11 tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.
Mục tiêu lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 313/QĐ-TTg năm 2022, mục tiêu lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là:
- Là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của Thủ đô Hà Nội sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch Thủ đô nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
- Đề xuất được phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn được các phương án tổ chức, phát triển hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả, là cơ sở cho việc đề xuất: phương án tổ chức không gian chung, hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng có vai trò động lực; phương án tổ chức phát triển mạng lưới và không gian cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu... và giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý nhằm giải quyết các xung đột về không gian trên địa bàn Thủ đô cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, làm căn cứ và định hướng để lập quy hoạch đô thị, nông thôn nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.
Xây dựng được phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của từng khu vực và khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng, cũng như vị thế là trung tâm đầu não của cả nước.
- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy hoạch thống nhất hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của thành phố, vùng và quốc gia. Là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống và làm việc có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của Thành phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?