Tết âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần? Còn bao nhiêu ngày đến Tết âm lịch 2025?
Tết âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Tết âm lịch là dịp để gia đình sum họp, đoàn viên, quây quần bên nhau.
Tết âm lịch với ý nghĩa tiễn năm cũ đã qua và chào đón năm mới với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa.
Tết âm lịch cũng là một trong những truyền thống uống nước nhớ nguồn của đất nước Việt Nam ta.
Theo lịch vạn niên, năm 2025 sẽ không có ngày 30 mà chỉ có 29 Tết. Theo đó, ngày 29 Tết âm lịch năm 2025 sẽ rơi vào thứ Ba trong tuần, tức là ngày 28/01/2025 dương lịch và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ là 29/01/2025 dương lịch, sẽ rơi vào thứ Tư trong tuần.
Tết âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần? Còn bao nhiêu ngày đến Tết âm lịch 2025? (Hình từ Internet)
Còn bao nhiêu ngày đến Tết âm lịch 2025?
Hiện tại hôm nay là ngày 23/11/2024 dương lịch đến mồng 1 Tết âm lịch 2025 (ngày 29/01/2025 dương lịch) là còn 66 ngày nữa sẽ đến Tết 2025.
Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025?
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì Tết âm lịch sẽ được nghỉ 05 ngày. Căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ
Theo dự kiến, lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 sẽ được nghỉ tổng cộng 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mồng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ, tức là nhằm từ ngày 26/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025 dương lịch.
Trong đó, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì đối với Tết âm lịch 2019 sẽ được nghỉ 05 ngày.
Như vậy, lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 sẽ rơi vào các ngày:
+ 26 Tết: Rơi vào thứ Bảy ngày 26/01/2025 dương lịch
+ 27 Tết: Rơi vào Chủ nhật ngày 26/01/2025 dương lịch
+ 28 Tết: Rơi vào thứ Hai ngày 27/01/2025 dương lịch
+ 29 Tết: Rơi vào thứ Ba ngày 28/01/2025 dương lịch
+ Mồng 1 Tết: Rơi vào thứ Tư ngày 29/01/2025 dương lịch
+ Mồng 2 Tết: Rơi vào thứ Năm ngày 30/01/2025 dương lịch
+ Mồng 3 Tết: Rơi vào thứ Sáu ngày 31/01/2025 dương lịch
+ Mồng 4 Tết: Rơi vào thứ Bảy ngày 01/02/2025 dương lịch
+ Mồng 5 Tết: Rơi vào Chủ nhật ngày 02/02/2025 dương lịch
Lưu ý: Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 chỉ mang tính chất tham khảo vì hiện tại chưa công bố chính thức lịch nghỉ.
Tết âm lịch 2025 có được sử dụng pháo hoa không?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về sử dụng pháo hoa như sau:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa như sau:
Điều 14. Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
[...]
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
[...]
Như vậy, người dân được cho phép sử dụng và bắn pháo hoa vào dịp Tết âm lịch 2025 nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và mua pháo hoa tại tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa.
Lưu ý: Pháo hoa sử dụng để đốt phải được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Người điều khiển xe máy uống bia rượu khi tham gia giao thông vào ngày Tết âm lịch bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển người điều khiển xe máy uống bia rượu khi tham gia giao thông vào ngày Tết âm lịch như sau:
- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng (theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (tại điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng (theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (tại điểm e khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng (theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (tại điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?