Nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên nào theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002?
- Nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên nào theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002?
- Lối thoát nạn tại nhà ở được xây dựng thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?
- Cầu thang, bậc lên xuống tại nhà ở được xây dựng thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?
Nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên nào theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002 quy định quy hoạch khu nhà ở:
4. Quy hoạch khu nhà ở
4.1. Quy hoạch xây dựng nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng cần tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4451 : 1987. Nhà ở - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
4.2. Nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên sau:
- Thuận lợi về giao thông, dễ đến cho người tàn tật.
- Gần những nơi có công viên, cây xanh, đường đi dạo.
- Gần các trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng, gần trung tâm chăm sóc sức khỏe.
4.3. Trong các khu ở phải thiết kế đường và hè phố thuận lợi cho người tàn tật sử dụng. Tại các lối vào nhà ở phải làm đường dốc, vệt dốc lên vỉa hè cho xe lăn của người tàn tật.
4.4. Trong khu nhà ở phải có biển báo, biển chỉ dẫn cho người tàn tật
4.5. Khi thiết kế nhà ở cho người tàn tật ngoài việc tuân theo yêu cầu trong hướng dẫn này còn phải tuân theo TCXDVN 264 : 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.
Như vậy, nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên sau:
- Thuận lợi về giao thông, dễ đến cho người tàn tật.
- Gần những nơi có công viên, cây xanh, đường đi dạo.
- Gần các trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ công cộng, gần trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Nhà ở để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng được đặt ở các vị trí ưu tiên nào theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002? (Hình từ Internet)
Lối thoát nạn tại nhà ở được xây dựng thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?
Căn cứ Tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002 quy định lối thoát nạn tại nhà ở được xây dựng như sau để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng:
- Trong nhà ở nhất thiết phải có lối thoát nạn cho người tàn tật khi gặp sự cố.
- Trên đường thoát nạn phải có chỗ dành cho người tàn tật ở cùng một độ cao và đầu đường thoát nạn phải có cầu thang bộ.
- Chiều rộng đường thoát nạn phải từ 900mm đến 1200mm. Ở những nơi tập trung đông người phải rộng 1800mm.
- Trên đường thoát không được có sự thay đổi độ cao. Nếu dùng các cửa tự động hoặc dùng thẻ từ thì các cửa này phải tự mở khi có cháy.
- Phải đảm bảo độ rọi chiếu sáng trên đường thoát nạn từ 0,1 đến 0,2lux. Tại các cửa ra vào và các bậc thang lên xuống cũng phải đảm bảo chiếu sáng.
Cầu thang, bậc lên xuống tại nhà ở được xây dựng thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?
Căn cứ Tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002 quy định cầu thang, bậc lên xuống tại nhà ở được xây dựng như sau để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng:
[1] Cầu thang trong nhà ở chung cư được quy định như sau:
- Không dùng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc
- Chiều rộng về cầu thang không nên nhỏ hơn 1200mm
- Mặt bậc thang phải không trơn trượt và không làm mũi bậc có hình vuông
- Không dùng cầu thang loại bậc hở;
- Tay vịn phải bố trí liên tục và ở độ cao 900mm. Ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc cầu thang, tay vịn được kéo dài thêm 300mm.
- Nếu cầu thang có trải thảm thì phải được lót chắc chắn. Mép ngoài của thảm phải được gắn chặt với sàn. Góc giữa mặt bậc và thân bậc không được lớn hơn 30°. Mũi bậc không được lõm vào làm vướng mũi giầy hoặc nạng chống.
Chú thích: Đối với các loại nhà ở như nhà liền kế, nhà biệt thự... nếu có yêu cầu có thể cho phép:
- Sử dụng cầu thang hình vòng cung, xoắn ốc;
- Chiều rộng về cầu thang không nhỏ hơn 800mm.
[2] Bề rộng mặt bậc thang không nhỏ hơn 300mm với cầu thang trong nhà, không nhỏ hơn 400mm với cầu thang ngoài nhà. Độ cao bậc thang không được lớn hơn 160mm với thang trong nhà và không được lớn hơn 120mm với thang ngoài nhà
[3] Mũi bậc thang được thiết kế không lớn hơn 25mm. Nếu mũi bậc được thiết kế vượt ra ngoài thân bậc thì mũi bậc phải được lượn cong hoặc vê tròn
[4] Chiều cao của một đợt thang không được lớn hơn 1800mm và phải bố trí chiếu nghỉ. Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 800mm. Khoảng cách giữa mặt trên tay vịn với mặt bậc thang đầu tiên và mặt dốc phía cuối không được lớn hơn 1000mm theo chiều thẳng đứng
[5] Cầu thang phải được chiếu sáng tốt. Mặt bậc đầu và cuối cầu thang có mầu khác với mầu mặt sàn.
[6] Nhà ở không có thang máy phải có hệ thống nâng hoặc hạ xuống bằng các thiết bị chuyên dụng gắn vào lan can hoặc ròng rọc. Hai bên cầu thang đặt tay vịn cao 900mm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?