Tổng hợp TCVN, QCVN trong lĩnh vực giao thông cập nhật mới nhất?
Tổng hợp TCVN, QCVN trong lĩnh vực giao thông cập nhật mới nhất?
Dưới đây là tổng hợp TCVN trong lĩnh vực giao thông cập nhật mới nhất:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước - Thi công và nghiệm thu
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14182:2024 về Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ - Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13713:2023 về Xe mô tô và xe gắn máy - Thuật ngữ
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14193:2024 về Hệ thống phụ trợ dẫn đường vô tuyến mặt đất - Yêu cầu chung
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13897:2023 về Ứng dụng đường sắt - Hệ thống cảnh báo hành khách - Các yêu cầu của hệ thống
[...]
Dưới đây là tổng hợp QCVN trong lĩnh vực giao thông cập nhật mới nhất:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BGTVT về Trạm kiểm tra tải trọng xe
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43:2012/BGTVT/SĐ01:2024 về Trạm dừng nghỉ đường bộ
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT về Đường bộ cao tốc
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2023/BGTVT về Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 114:2023/BGTVT về Bến xe hàng
[...]
* Trên đây là Tổng hợp TCVN, QCVN trong lĩnh vực giao thông cập nhật mới nhất.
Tổng hợp TCVN, QCVN trong lĩnh vực giao thông cập nhật mới nhất? (Hình từ Internet)
Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, biển báo hiệu đường bộ gồm 05 năm nhóm đó là:
- Biển báo cấm: để biểu thị các điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
- Biển hiệu lệnh: để báo các hiệu lệnh phải thi hành.
- Biển chỉ dẫn: để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
- Biển phụ: để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Người lái xe không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Như vậy, người lái xe không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí dưới đây:
- Bên trái đường một chiều.
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?