Link truy cập Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024?
- Link truy cập Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024?
- Hộ gia đình có thu nhập bao nhiêu được xác định là chuẩn hộ có mức sống trung bình tại khu vực thành thị?
- Yêu cầu chất lượng về nhà ở hỗ trợ tại các huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025?
Link truy cập Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024?
Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, Nhân dân đang sinh sống, học tập và công tác trong và ngoài tỉnh Hà Giang được tham gia Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024, ngoại trừ thành viên trong Ban Tổ chức, Tổ soạn thảo câu hỏi - đáp án, Tổ thư ký, giúp việc.
Đối tượng dự thi có thể tham gia thi Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024 bằng cách vào Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang theo link truy cập: http://tuyengiao.hagiang.gov.vn và thực hiện các bước theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Bấm vào banner cuộc thi để tham gia thi
Bước 2: Nhấn nút “Vào thi” để vào đợt thi hiện tại
Tiếp theo, nhập chính xác họ và tên, số điện thoại, tỉnh/thành phố, Quận/Huyện/Đảng ủy trực thuộc, Phường/Xã/Tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc* rồi nhấn "Vào thi".
Bước 3: Trả lời đầy đủ 20 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 20 phút rồi bấm nút “Nộp bài” sau khi hoàn thành bài thi.
Xem chi tiết Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024:
Link truy cập Cuộc thi Tìm hiểu Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hà Giang năm 2024? (Hình từ Internet)
Hộ gia đình có thu nhập bao nhiêu được xác định là chuẩn hộ có mức sống trung bình tại khu vực thành thị?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
[...]
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
[...]
Theo đó, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng thì được xác định là chuẩn hộ có mức sống trung bình tại khu vực thành thị.
Yêu cầu chất lượng về nhà ở hỗ trợ tại các huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD, nhà ở hỗ trợ tại các huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng dưới đây:
- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
- Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
+ “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
+ “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;
+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc;
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?