Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại TP. Cần Thơ?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại TP. Cần Thơ?
Ngày 11/10/2024, Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ đã ban hành Quyết định 20/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với từng loại đất
Đối với diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại TP. Cần Thơ được quy định như sau:
Ngoài các quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024, việc tách thửa đất ở phải đảm bảo các quy định sau:
- Thửa đất tách ra và thửa đất còn lại phải có kích thước bề rộng và chiều sâu của thửa đất lớn hơn hoặc bằng 04m. Diện tích tối thiểu được tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách phải lớn hơn hoặc bằng 40m2 đối với đất ở tại đô thị (phường, thị trấn), 60m2 đối với đất ở tại nông thôn (xã).
- Đối với thửa đất ở tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có thì thửa đất tách ra và thửa đất còn lại phải tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có.
- Trường hợp thửa đất ở không tiếp giáp trực tiếp với đường giao thông công cộng hiện có do có nguồn gốc được Nhà nước công nhận hoặc do tách một phần thửa để chuyển mục đích sang đất ở, khi thực hiện tách thửa hoặc chuyển quyền hết thửa thì được thực hiện tách thửa đồng thời với các thửa đất liền kề tiếp giáp với đường giao thông hiện có để đảm bảo thửa đất ở có lối đi tiếp giáp với đường giao thông hiện có. Không áp dụng diện tích tối thiểu được tách thửa đối với các thửa đất liền kề trong trường hợp này, nhưng các thửa đất liền kề tách ra và các thửa đất liền kề còn lại phải đảm bảo có chiều ngang (bề rộng) mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có lớn hơn hoặc bằng 04m.
Xem chi tiết quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với từng loại đất tại TP. Cần Thơ tại đây
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại TP. Cần Thơ? (Hình từ Internet)
Thửa đất không còn thời hạn sử dụng đất có được tách thửa hay không?
Tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 có quy định về việc tách thửa đất, hợp thửa đất như sau:
Điều 220. Tách thửa đất, hợp thửa đất
1. Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau đây:
a) Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
b) Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
c) Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;
d) Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
[...]
Theo đó, thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất là một trong những điều kiện bắt buộc khi tiến hành tách thửa,
Do đó, nếu thửa đấ không còn thời hạn sử dụng sẽ không được tách thửa theo quy định.
Người sử dụng đất hiện nay bao gồm những đối tượng nào?
Tại Điều 4 Luật Đất đai 2024 có quy định về người sử dụng đất, cụ thể:
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật Đất đai 2024, bao gồm:
- Tổ chức trong nước gồm:
+ Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư 2020, trừ tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
- Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
- Cộng đồng dân cư;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?