Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Đà Nẵng từ ngày 21/10/2024?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Đà Nẵng từ ngày 21/10/2024?
Ngày 07/10/2024, Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định 32/2024/QĐ-UBND Quy định về nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trong đó, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất tại Đà Nẵng từ ngày 21/10/2024 được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định về nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 32/2024/QĐ-UBND. Cụ thể:
- Diện tích đất ở tối thiểu 50,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,5 m được áp dụng cho các phường thuộc quận Hải Châu và quận Thanh Khê.
- Diện tích đất ở tối thiểu 60,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0 m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
+ Các phường thuộc quận Sơn Trà;
+ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ thuộc quận Ngũ Hành Sơn;
+ Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông thuộc quận Cẩm Lệ;
+ Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam thuộc quận Liên Chiểu.
- Diện tích đất ở tối thiểu 70,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0 m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
+ Phường Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ;
+ Các phường còn lại thuộc quận Liên Chiểu, trừ Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam.
- Diện tích đất ở tối thiểu 80,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0 m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
+ Các phường còn lại thuộc quận Ngũ Hành Sơn, trừ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ.
+ Các phường còn lại thuộc quận Cẩm Lệ, trừ Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông
+ Vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Trường Sơn, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.
- Diện tích đất ở tối thiểu 120,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 5,0 m được áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa, trừ các vị trí đã được áp dụng diện tích đất ở tối thiểu 80,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0 m vừa nêu trên.
Trên đây là diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, việc tách thửa đất ở tại Đà Nẵng còn phải tuân thủ thêm các các điều kiện khác tại điểm e, điểm g, điểm h khoản 1 Điều 7 Quy định về nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 32/2024/QĐ-UBND và một số quy định khác có liên quan.
Quyết định 32/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 21/10/2024
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Đà Nẵng từ ngày 21/10/2024? (Hình từ Internet)
Đất ở là đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp?
Tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 có quy định về phân loại đất như sau:
Điều 9. Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
[...]
Theo đó, đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp
Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất gồm những ai?
Tại Điều 6 Luật Đất đai 2024 có quy định về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; người đứng đầu của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang và công trình công cộng khác của xã, phường, thị trấn; đất tôn giáo, đất tín ngưỡng chưa giao quản lý, sử dụng.
- Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra.
- Người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình.
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?