Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm?

Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm?

Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh mới nhất hiện nay?

Bản tự kiểm điểm quá trình học tập thường được giáo viên yêu cầu viết sau khi kết thúc một học kỳ hoặc một năm học do cá nhân tự viết. Do đó, Bản kiểm điểm quá trình học tập là bản kiểm điểm dùng để tự đánh giá, nhìn nhận lại quá trình học tập trong một thời gian nhất định. Bản kiểm điểm nhằm xem xét lại bản thân đã đạt được những gì hoặc đã bị vi phạm những lỗi gì. Từ đó, đưa ra đánh giá và có định hướng phát triển tốt hơn cho lần sau.

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh về mẫu Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh, cho nên học sinh có thể tham khảo mẫu Bản tự kiểm điểm quá trình học tập.

Tham khảo mẫu Bản kiểm điểm quá trình học tập của học sinh dưới đây.

Tải Mẫu 01 Bản kiểm điểm quá trình học tập của học sinh

Tải về

Tải Mẫu 02 Bản kiểm điểm quá trình học tập của học sinh

Tải về

Tải Mẫu 03 Bản kiểm điểm quá trình học tập của học sinh

Tải về

Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh theo các nội dung dưới đây:

- Bản tự kiểm điểm quá trình học tập cũng như các loại biên bản khác, cũng cần phải có đầy đủ những nội dung cơ bản như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên bản kiểm điểm, thời gian, địa chỉ, các thông tin cá nhân, nội dung kiểm điểm, chữ ký của người tự viết bản kiểm điểm.

- Trong nội dung của bản tự kiểm điểm cần trình bày ngắn gọn những nội dung cần thiết, bao gồm những kết quả đạt được, những lỗi đã mắc phải, và phần phương hướng, biện pháp khắc phục.

Lưu ý: Khi soạn bản tự kiểm điểm quá trình học tập cần chú ý như sau:

+ Quốc hiệu: ghi bằng chữ in hoa, kiểu chữ in đậm và được trình bày ở giữa trang giấy.

+ Tiêu ngữ: viết hoa chữ cái đầu tiên, kiểu chữ in đậm, vị trí ở giữa dưới Quốc hiệu, cách nhau dấu gạch nối (-).

+ Địa điểm, thời gian (ngày tháng năm) lập biên bản. Vị trí trình bày ở góc bên phải, chữ thường, in nghiêng. Phần này có thể viết ở đầu hoặc sau lời cảm ơn, trước chữ ký để kết thúc văn bản.

+ Tên bản kiểm điểm: viết hoa, căn giữa, kiểu chữ đứng, bôi đậm. Có thể đính kèm về nội dung của bản kiểm điểm.

+ Phần “Kính gửi”: nêu rõ gửi ai, vị trí trình bày ở giữa trang giấy.

+ Thông tin cá nhân của người viết bản kiểm điểm phải nêu rõ ràng, chính xác, bao gồm: tên, giới tính, lớp,…

+ Phần nội dung kiểm điểm: ở phần này cá nhân người viết bản kiểm điểm phải cần nêu ra chi tiết, đầy đủ những kết quả đã đạt được. Cùng với đó là nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải, nhận ra những sai sót.

+ Lời hứa: người viết bản kiểm điểm cần đưa ra lời hứa cũng như biện pháp khắc phục phù hợp. Từ đó, cam kết tránh tái phạm và phát huy những điểm tốt.

+ Lời cảm ơn: bạn đừng quên gửi một lời cảm ơn, vì lời cảm ơn sẽ giúp cho người đọc cảm nhận được thái độ tôn trọng và lịch sự của người viết bản kiểm điểm.

+ Cuối cùng người viết bản tự kiểm điểm cần ký, ghi rõ họ tên, tuỳ theo yêu cầu mà có thể có thêm chữ ký của phụ huynh.

Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh, sinh viên mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm?

Bản tự kiểm điểm quá trình học tập của học sinh mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?

Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Mức đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định việc đánh giá kết quả học tập của học sinh như sau:

Điều 9. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
[...]
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học có 4 mức:

- Mức Tốt

- Mức Khá

- Mức Đạt

- Mức Chưa đạt.

Lưu ý: Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lê Nguyễn Minh Thy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào