Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 thì bị phạt bao nhiêu tiền? Đối tượng nào được miễn gọi nhập ngũ? Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 có bị phạt tù không?

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ:

Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền:

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
[...]
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]

Theo quy định trên, người nào có hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 thì bị buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng, trừ các trường hợp sau:

- Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng

- Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 có bị phạt tù không?

Căn cứ Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Theo quy định trên, người nào không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ 2025 đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự hoặc đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Người phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Đối tượng nào được miễn gọi nhập ngũ?

Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào