Người nước ngoài có được thi tuyển bác sĩ nội trú ở Việt Nam không?
Người nước ngoài có được thi tuyển bác sĩ nội trú ở Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế Đào tạo Bác sỹ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng
1. Đào tạo BSNT chỉ dành cho các bác sĩ vừa mới tốt nghiệp hệ chính quy các chuyên ngành y ở một trường đại học y, đại học y - dược hoặc các cơ sở đào tạo khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nguyện vọng được học BSNT, tự nguyện làm đơn xin dự thi và chỉ được dự thi một lần ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
2. Người nước ngoài muốn học bác sĩ nội trú phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy chế này và phải được Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giới thiệu.
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế Đào tạo Bác sỹ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT quy định như sau:
Điều 3. Điều kiện dự thi tuyển
1. Các học viên có đủ các điều kiện sau đây được dự thi tuyển BSNT:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành học tương ứng với chuyên ngành xin dự thi và đạt loại khá trở lên.
b) Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khoẻ).
c) Tuổi đời không quá 27.
d) Có đủ sức khoẻ phục vụ lâu dài trong ngành y tế theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, THCN và DN số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/5/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Một số ngành có yêu cầu riêng về sức khoẻ sẽ do cơ sở đào tạo quy định.
3. Học viên tốt nghiệp đại học đạt loại xuất sắc, nếu có đủ các điều kiện được nêu trong điểm b), c) và d) khoản 1 và khoản 2 của Điều 3 được xét miễn thi tuyển.
Như vậy, người nước ngoài được thi tuyển bác sĩ nội trú ở Việt Nam nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành học tương ứng với chuyên ngành xin dự thi và đạt loại khá trở lên.
- Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập, trừ lý do sức khoẻ.
- Tuổi đời không quá 27.
- Có đủ sức khoẻ phục vụ lâu dài trong ngành y tế theo quy định.
- Đáp ứng yêu cầu riêng về sức khoẻ do cơ sở đào tạo quy định.
- Được Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giới thiệu.
Người nước ngoài có được thi tuyển bác sĩ nội trú ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự thi tuyển bác sĩ nội trú bao gồm giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế Đào tạo Bác sỹ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT, thành phần hồ sơ dự thi tuyển bác sĩ nội trú bao gồm các giấy tờ dưới đây:
- Đơn xin dự thi tuyển bác sĩ nội trú ghi rõ chuyên ngành xin học, môn ngoại ngữ xin dự thi và cam kết chấp hành phân công công tác sau khi tốt nghiệp.
- Bảng điểm các năm đại học và điểm thi tốt nghiệp.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học có công chứng, khi được nhập học phải xuất trình bản gốc để đối chiếu.
- Lý lịch có xác nhận của trường đại học.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Thi bác sĩ nội trú bao nhiêu điểm mới đậu?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế Đào tạo Bác sỹ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT quy định như sau:
Điều 8. Các môn thi tuyển
1. Môn Khoa học cơ bản;
2. Môn Khoa học cơ sở;
3. Môn ngoại ngữ trình độ B: thí sinh được chọn một trong các ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung văn;
4. Môn chuyên ngành: do cơ sở đào tạo quy định, thuộc chương trình đại học.
5. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nội dung các môn thi cụ thể, báo cáo Bộ Y tế.
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế Đào tạo Bác sỹ nội trú ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BYT quy định như sau:
Điều 10. Điều kiện trúng tuyển
1. Các môn thi đều phải đạt 5 điểm trở lên, riêng môn chuyên ngành phải đạt 7 điểm trở lên (thang điểm 10, làm tròn đến 0,5).
2. Môn ngoại ngữ được dùng để xét chọn khi có những thí sinh bằng điểm nhau, không tính vào tổng điểm.
3. Tổng điểm 3 môn (trừ môn ngoại ngữ) được xếp theo thứ tự từ trên xuống theo từng chuyên ngành để xét tuyển theo chỉ tiêu đã công bố.
4. Nếu số thí sinh đạt ít hơn số chỉ tiêu đào tạo thì cũng không lấy thêm.
Như vậy, để đậu kỳ thi bác sĩ nội trú thì học viên phải đảm bảo điểm các môn thi như sau:
- Môn Khoa học cơ bản: đạt từ 5 điểm trở lên.
- Môn Khoa học cơ sở: đạt từ 5 điểm trở lên.
- Môn ngoại ngữ trình độ B: đạt từ 5 điểm trở lên.
- Môn chuyên ngành: đạt từ 7 điểm trở lên.
Lưu ý:
- Được tính trên thang điểm 10, làm tròn đến 0,5.
- Môn ngoại ngữ được dùng để xét chọn khi có những thí sinh bằng điểm nhau, không tính vào tổng điểm.
- Tổng điểm 3 môn (trừ môn ngoại ngữ) được xếp theo thứ tự từ trên xuống theo từng chuyên ngành để xét tuyển theo chỉ tiêu đã công bố.
- Nếu số thí sinh đạt ít hơn số chỉ tiêu đào tạo thì cũng không lấy thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?