Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024? 06 chính sách quản lý và bảo vệ biển gồm các chính sách gì?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024?

Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024 do huyện đoàn Tây Sơn phát động tổ chức.

Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024 diễn ra từ ngày 20/8/2024 - 03/9/2024 theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ: https://myaloha.vn/cuoc-thi/cuoc-thi-truc-tuyen-tim-hieu-ve-bien-dao-viet-nam-88287

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024:

Câu 1: Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào: Thành phố Đà Nẵng

Câu 2: Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước ta phê chuẩn có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào: Ngày 01/01/2013

Câu 3: Trong các đảo của nước ta, đảo nào có mật độ dân số cao nhất: Lý Sơn

Câu 4: Bạn hãy cho biết khi nước biển dâng, nơi nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất: Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 5: Trong các đảo của Việt nam, đảo nào gần xích đạo nhất: Hòn Khoai

Câu 6: Sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam" được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào thời gian nào: Tháng 9/1979

Câu 7: Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước ta phê chuẩn vào ngày, tháng, năm nào: Ngày 21/6/2012

Câu 8: Bạn hãy cho biết Bãi Cát vàng là tên gọi khác của địa danh nào: Trường Sa

Câu 9: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được ký kết vào ngày, tháng, năm nào: Ngày 10/12/1982

Câu 10: Bạn hãy cho biết Việt Nam có khoảng bao nhiêu đảo lớn, nhỏ: Gần 4.000 đảo

Câu 11: Bạn hãy cho biết, từ viết tắt DOC là gì: DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002

Câu 12: Thứ tự các Cửa biển Việt Nam theo hướng từ Bắc vào Nam: Cửa Lò, Cửa Tùng, Cửa Nhật Lệ, Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh

Câu 13: Vịnh biển nào của nước ta được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới? Vịnh đó được công nhận vào ngày, tháng, năm nào: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Ngày 17/12/1994

Câu 14: Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012, vùng biển thuộc quyền chủ quyền Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý: 12 hải lý

Câu 15: Lần đầu tiên Bác Hồ thăm lực lượng Hải quân Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào: Ngày 31/3/1959

Câu 16: Trường Sa trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào: Khánh Hòa

Câu 17: Bạn hãy cho biết Biển Đông tiếp giáp với những nước nào: Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan)

Câu 18: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển: 28 tỉnh, thành phố

Câu 19: Đảo Cát Bà của nước ta thuộc tỉnh, thành phố nào: Thành phố Hải Phòng

Câu 20: Việt Nam có đường bờ biển trải dài bao nhiêu km: Hơn 3.260 km.

Lưu ý: Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/23082024/tim-hieu-ve-bien-dao-viet-nam.jpg

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định năm 2024? (Hình từ Internet)

Vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
[...]

Theo đó, vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận dưới đây:

- Nội thủy.

- Lãnh hải.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế.

- Thềm lục địa.

Những bộ phận trên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

06 chính sách quản lý và bảo vệ biển gồm các chính sách gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012, 06 chính sách quản lý và bảo vệ biển gồm:

- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào