Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân?
- Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân?
- Danh sách các hộp thư điện tử của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay?
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay như thế nào?
- Những hành vi nào là hành vi tham nhũng tại khu vực nhà nước?
Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân?
Ngày 15/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 2140/QĐ-BGDĐT năm 2024 công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp đối với các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Theo đó:
Để thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công khai số điện thoại tiếp nhận thông tin trong giờ hành chính và địa chỉ hộp thư điện tử như sau:
- Số điện thoại tiếp nhận thông tin trong giờ hành chính: 024.38621002.
- Địa chỉ hộp thư điện tử: duongdaynongct10.2019@moet.gov.vn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân? (Hình từ Internet)
Danh sách các hộp thư điện tử của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay?
Tại Quyết định 2140/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định về danh sách các hộp thư điện tử của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Cụ thể:
Cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay như thế nào?
Theo quy định hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. (theo Điều 1 Nghị định 86/2022/NĐ-CP)
Tại Điều 3 Nghị định 86/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay gồm:
- Vụ Giáo dục Mầm non.
- Vụ Giáo dục Tiểu học.
- Vụ Giáo dục Trung học.
- Vụ Giáo dục Đại học.
- Vụ Giáo dục thể chất.
- Vụ Giáo dục dân tộc.
- Vụ Giáo dục thường xuyên.
- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Kế hoạch - Tài chính.
- Vụ Cơ sở vật chất.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Vụ Pháp chế.
- Văn phòng.
- Thanh tra.
- Cục Quản lý chất lượng.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
- Cục Công nghệ thông tin.
- Cục Hợp tác quốc tế.
- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Báo Giáo dục và Thời đại.
- Tạp chí Giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ theo quy định của pháp luật, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Những hành vi nào là hành vi tham nhũng tại khu vực nhà nước?
Tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?