21 địa phương có mức sinh thấp trên cả nước? Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với vùng có mức sinh thấp là gì?

Những địa phương có mức sinh thấp trên cả nước? Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với vùng có mức sinh thấp được quy định như thế nào?

21 địa phương có mức sinh thấp trên cả nước?

Tại Phụ lục Danh mục các tỉnh, thành phố theo vùng mức sinh ban hành kèm theo Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 có quy định về mức sinh trên cả nước. Theo đó:

- Vùng có mức sinh thấp gồm 21 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Bên cạnh đó, Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 cũng có nêu 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao và 9 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế, cụ thể:

- Vùng có mức sinh cao gồm 33 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Lai Châu, Quảng Trị, Yên Bái, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Giang, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Kon Tum, Hòa Bình, Đắk Nông, Cao Bằng, Quảng Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Đắk Lắk, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Nam và Hải Dương.

- Vùng có mức sinh thay thế gồm 9 tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Quảng Ninh, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Yên, Trà Vinh, Hải Phòng, Hà Nội và Bình Phước.

Lưu ý: Danh mục các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được cập nhật theo Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

21 địa phương có mức sinh thấp trên cả nước? Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với vùng có mức sinh thấp là gì?

21 địa phương có mức sinh thấp trên cả nước? Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với vùng có mức sinh thấp là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 đối với vùng có mức sinh thấp là gì?

Tại Điều 1 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 có quy định về mục tiêu Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 như sau:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).
- Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con).
- Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay

Theo đó, đến năm 2030, sẽ duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Riêng đối với vùng có mức sinh thấp, đến năm 2030 đạt mục tiêu tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con).

Công tác tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi nhằm thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng bao gồm những nội dung nào?

Tại Điều 1 Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 có quy định về mục tiêu Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030. Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi nhằm thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng bao gồm những nội dung sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt tập trung tuyên truyền nội dung chuyển hướng chính sách về quy mô dân số từ tập trung vào nỗ lực giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước.

- Ở địa phương, phải thực hiện “vận động sinh ít con hơn ở nơi mức sinh còn cao, duy trì ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế và sinh thêm con ở những nơi mức sinh đã xuống thấp”.

- Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức sinh khác nhau.

- Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục thực hiện tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội và nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con. Khẩu hiệu vận động là “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.

- Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, nội dung tuyên truyền, vận động tập trung vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi về già.

- Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục. Nâng cao hiệu quả của truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet và mạng xã hội.

- Sử dụng hợp lý các loại hình văn hóa, văn nghệ, giải trí. Phát huy vai trò của những người có ảnh hưởng với công chúng, gia đình và dòng họ như: những người nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, già làng, trưởng bản... Đặc biệt quan tâm đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp, nhất là các hoạt động truyền thông tại nhà, tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, nhân viên y tế thôn bản.

- Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục.

- Mục tiêu của giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, có hệ thống về cấu tạo, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; định hình giá trị mỗi gia đình nên có hai con vì lợi ích gia đình và tương lai bền vững của đất nước.

- Thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn. Chương trình phải bảo đảm cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 10 là ngày gì? Ngày 3 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật tỉnh Bạc Liêu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham gia bình chọn Trường học hạnh phúc năm 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 10 là ngày gì? Ngày 2 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Hội viên danh dự của Hội Khuyến học Việt Nam là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông trực tuyến tỉnh Thái Nguyên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật năm 2024 tỉnh Đồng Tháp?
Hỏi đáp Pháp luật
1/9 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Mùng 1 tháng 9 âm 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đợt 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dolta Khmer 2024 ngày nào, thứ mấy? Lễ Sen Dolta 2024 tháng mấy? Lễ hội nào phải đăng ký với cơ quan nhà nước trước khi tổ chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Huỳnh Minh Hân
1,476 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào