Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính kỳ thứ nhất?

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính kỳ thứ nhất? 3 tăng cường và 5 đẩy mạnh trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia là gì?

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính kỳ thứ nhất?

Tỉnh Ninh Bình tổ chức Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính trong Cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024.

Cuộc thi được tiến hành trong 3 tuần bắt đầu từ ngày 17/6/2024, kết thúc vào ngày 07/7/2024.

Xem chi tiết Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính trong Cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024 Tại đây

Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính kỳ thứ nhất:

Câu 1: Theo Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước đạt tối thiểu 95%

Câu 2: Tỉnh Ninh Bình đã chọn xã Yên Hòa huyện Yên Mô làm thí điểm Chuyển đổi số cấp xã

Câu 3: Chuyển đổi số là chuyển đổi/dịch chuyển:

- Tư duy con người trong tổ chức

- Công nghệ

- Quy Trình

Câu 4: Cần chuyển đổi số vì:

- Vì tăng năng suất, giảm chi phí

- Vì mở ra một không gian phát triển mới

- Vì tạo ra các giá trị ngoài giá trị truyền thống vốn có

- Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 5: Trong Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2024, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Câu 6: Khó khăn lớn nhất của Chuyển đổi số là thay đổi thói quen

Câu 7: Theo quy định tại Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 26/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về ban hành Quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, một trong các chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là thực hiện “4 xin, 4 luôn”, đó là: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

Câu 8: Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng

Câu 9: Theo Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu đến năm 2025, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu là 90%

Câu 10: Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ, quyền của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính:

- Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính.

- Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan.

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính kỳ thứ nhất?

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số và Cải cách hành chính kỳ thứ nhất? (Hình từ Internet)

Tinh thần 3 tăng cường và 5 đẩy mạnh trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia là gì?

Căn cứ Mục 2 Phần B Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới:

II. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; với tinh thần “3 tăng cường” và “5 đẩy mạnh”.
Tinh thần "3 tăng cường" gồm: (i) Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu; (ii) Tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; (iii) Tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.
Tinh thần "5 đẩy mạnh" gồm: (i) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; (ii) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số; (iii) Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số; (iv) Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; (v) Đẩy mạnh an toàn thông tin mạng, an ninh mạng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và các nhiệm vụ trong Đề án 06, trong đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
...

Như vậy, tinh thần 3 tăng cường và 5 đẩy mạnh trong hoạt động chuyển đổi số quốc gia như sau:

[1] Tinh thần "3 tăng cường" gồm:

- Tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chuyển đổi số tới từng người dân, doanh nghiệp và nhất là người đứng đầu;

- Tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực;

- Tăng cường hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội.

[2] Tinh thần "5 đẩy mạnh" gồm:

- Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số;

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế số;

- Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, lập nghiệp trong chuyển đổi số;

- Đẩy mạnh phát triển nhân lực số, kỹ năng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội;

- Đẩy mạnh an toàn thông tin mạng, an ninh mạng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa, từ cơ sở.

Nhiệm vụ của Bộ Công an trong công tác chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới như thế nào?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 1 Phần B Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 quy định về nhiệm vụ của Bộ Công an trong công tác chuyển đổi số quốc gia trong thời gian tới như sau:

- Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06; trong tháng 5 năm 2024 thực hiện sơ kết, phổ biến kinh nghiệm triển khai Đề án 06 cho các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xây dựng Đề án chuyển đổi số của bộ, cơ quan, địa phương, nhân rộng mô hình triển khai Đề án 06 trên toàn quốc.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập các đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu trình Chính phủ.

- Tiếp tục mở rộng các tiện ích trên ứng dụng VNeID và nghiên cứu, đề xuất ban hành các quy định pháp lý liên quan; Tập trung triển khai hiệu quả việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế trước khi triển khai nhân rộng.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào