Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4?

Tôi có câu hỏi: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4 như thế nào, đã cập nhật được hay chưa? (Câu hỏi của chị Trang - Hà Nội)

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4?

Theo đó, Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4 diễn ra từ 8h00 ngày 24/05/2024 đến 23h00 ngày 31/05/2024. Trọn bộ Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4 như sau:

Câu hỏi số 1: 25 chiếc máy bay địch bị phá hủy bởi các chiến sĩ Tiểu đoàn 108 của Mặt trận Hà Nội chiến thắng ở sân bay Bạch Mai.

Câu hỏi số 2: 46 xã (Hà Nội có 4 quận ngoại thành và 46 xã khi chính thức thành lập ủy ban hành chính các quận vào ngày 4/11/1954)

Câu hỏi số 3: 23 làng (Khu Lãng Bạc gồm 23 làng khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu vào ngày 26/05/1946)

Câu hỏi số 4: Bệnh viện Yersin (Tên gọi của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1954)

Câu hỏi số 5: 13 làng (Khu Đề Thám gồm 13 làng khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu)

Câu hỏi số 6: 28 làng (Khu Đống Đa gồm 28 làng khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu)

Câu hỏi số 7: Ernest Hébrard (Kiến trúc sư người Pháp đóng vai trò trong việc quy hoạch đô thị Hà Nội)

Câu hỏi số 8: Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ (Trước đây được gọi là "Tứ Tổng" - Địa danh gắn liền với sự kiện Trung đoàn Thủ đô thực hiện "cuộc rút lui thần kỳ")

Câu hỏi số 9: 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành (Sau Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội gồm....)

Câu hỏi số 10: Đêm 26/9 (Đoàn quân "Nam tiến" đầu tiên của Hà Nội lên đường vào Nam chiến đấu)

Câu hỏi số 11: 31 làng (Khu Đại La gồm 31 làng khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt y chia ngoại thành Hà Nội ra làm 5 khu)

Câu hỏi số 12: 34 khu phố (Nội thành Thủ đô được chia thành bao nhiêu khu phố?...)

Câu hỏi số 13: Xuân Oanh (Sáng tác ca khúc “Mười chín tháng tám” được biểu diễn tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 19 tháng 8 năm 1945)

Câu hỏi số 14: Năm 1925 (Năm khởi công xây dựng Công trình trụ sở Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao))

Câu hỏi số 15: Vương Thừa Vũ (Người chỉ huy dẫn đầu Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô trong ngày 10/10/1954)

Câu hỏi số 16: Hơn 40 vạn đồng Đông Dương (số tiền Nhân dân Thủ đô đã đóng góp trong hai tuần đầu tháng 9/1945 khi phát động phong trào “Quỹ độc lập”)

Câu hỏi số 17: Chợ Đồng Xuân (Nơi diễn ra trận đánh ngày 14/2/1947 của Liên khu 1 anh hùng)

Câu hỏi số 18: Ngày 05/11/1945 (Ngày tổ chức “Ngày kháng chiến Nam Bộ” để biểu thị sự ủng hộ cuộc kháng chiến oanh liệt của đồng bào Nam bộ

Câu hỏi số 19: 9 khu phố và 20 làng (Nội thành Hà Nội quận 2 gồm 9 khu phố và 20 làng theo Nghị quyết số 142-NQ/KC-Hà Nội của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Hà Nội)

Câu hỏi số 20: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Việt Đức (Bệnh viện được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc)

Lưu ý: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4 chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm giải phóng Thủ đô năm 2024 Tuần 4? (Hình từ Internet)

Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa bao nhiêu phút?

Theo khoản 6 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ cụ thể như sau:

Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
.....
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
......

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ như sau:

Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
......

Theo đó, ngày giải phóng thủ đô Hà Nội là ngày giải phóng Hà Nội. Cho nên vào ngày này, Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa căn cứ theo quyết định Ủy ban nhân dân thành phố và phối hợp tổ chức với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc tổ chức bắn pháo hoa được thực hiện vào lúc 21h00 ngày 10/10/2024 với thời lượng tối đa là 15 phút.

Tiền làm thêm giờ ban đêm vào Ngày Giải phóng Thủ đô được tính ra sao?

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, Ngày Giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/2024 Thứ Năm) không phải là một trong các ngày lễ lớn, cho nên tiền làm thêm giờ ban đêm vào Ngày Giải phóng Thủ đô được tính lương như sau:

[2] Làm việc vào ban đêm: Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. (Theo Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

x

Số giờ làm việc vào ban đêm

[3] Làm thêm giờ ban đêm: Ngoài việc được trả lương làm thêm vào lễ tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định Giơ ne vơ được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, Liên quân Việt - Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch,....., khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững điều gì?
Hỏi đáp Pháp luật
30 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Người lao động được nghỉ làm ngày 30/11/2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 08 tháng 5 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ ...... Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong lễ mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được tổ chức tại cánh Đồng Mường Thanh, Đại đoàn nào được nhận cờ Quyết chiến quyết thắng?
Hỏi đáp Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ có mấy loại? Cấu tạo của băng vệ sinh theo TCVN 10585:2014?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
16,372 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào