Quản lý đất đai là ngành gì? Ngành quản lý đất đai thi khối gì?
Quản lý đất đai là ngành gì? Ngành quản lý đất đai thi khối gì?
Quản lý đất đai là ngành học nghiên cứu, đánh giá, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai trong một vùng địa lý nhất định ngành học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và áp dụng các nguyên tắc quản lý đất đai, bao gồm:
- Khoa học đất đai: Sinh viên được học về các đặc điểm vật lý và hóa học của đất, quá trình hình thành đất, cấu trúc đất và tính chất của từng loại đất.
- Pháp luật đất đai: Sinh viên được học về các quy định của pháp luật về đất đai gồm các quy định về sở hữu đất, quyền sử dụng đất, quản lý đất đai,...
- Kinh tế đất đai: Sinh viên được học về các nguyên lý kinh tế của đất đai, bao gồm các vấn đề về giá đất, thu nhập từ đất,...
- Quản lý nhà nước về đất đai: Sinh viên được học về các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, các chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của các cơ quan này.
Hiện nay, tại các trường đại học, việc tuyển sinh đối với ngành quản lý đất đai được thực hiện đối với thí sinh xét tuyển các khối như sau:
- Khối A: Toán, Lý, Hóa
- Khối C: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng anh.
- Khối B00: Toán, Vật lý, Hóa học.
Tùy vào từng trường, thì các khối xét tuyền vào ngành này sẽ khác nhau.
Quản lý đất đai là ngành gì? Ngành quản lý đất đai thi khối gì? (Hình từ Internet)
Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý đất đai?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, trong quản lý đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
- Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
- Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
- Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất chưa sử dụng?
Căn cứ theo Điều 164 Luật Đất đai 2013 quy định về quản lý đất chưa sử dụng như sau:
Quản lý đất chưa sử dụng
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
3. Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quản lý đất chưa sử dụng bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?