Hàng xóm không có mặt ký giáp ranh khi đo đạc thì có ảnh hưởng không?
Ký giáp ranh đất để làm gì?
Tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT thì thủ tục ký giáp ranh là 01 thủ tục bắt buộc khi muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tuy nhiên, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
Theo đó, ký giáp ranh đất là một thủ tục quan trọng nhằm hạn chế phát sinh những tranh chấp về đất đai giữa 02 thửa đất liền kề
Ký giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Việc ký giáp ranh đất có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp sau:
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào bản mô tả ranh giới đất do người sử dụng đất và người sử dụng đất liền kề ký xác nhận để xác định ranh giới thửa đất.
- Tranh chấp đất đai: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai, việc ký giáp ranh đất có thể được sử dụng làm chứng cứ để xác định ranh giới thửa đất.
- Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp,... quyền sử dụng đất: Khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, các bên tham gia giao dịch cần xác định rõ ranh giới thửa đất. Việc ký giáp ranh đất có thể giúp các bên tham gia giao dịch xác định rõ ranh giới thửa đất và tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Hàng xóm không có mặt ký giáp ranh khi đo đạc thì có ảnh hưởng không? (hình từ Internet)
Hàng xóm không có mặt ký giáp ranh khi đo đạc thì có ảnh hưởng không?
Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:
Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
...
2. Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
...
2.4. Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có). Đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập.
Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.
Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp nêu trên để gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết và lưu hồ sơ đo đạc.
...
Theo đó, có thể thấy việc hàng xóm không có mặt để đo đạc đất và ký giáp ranh đất sẽ có những ảnh hưởng như sau:
Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có)
Sau đó, bản mô trả sẽ được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để người sử dụng đất đến ký xác nhận.
- Trường hợp sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập.
- Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại, người dẫn đạc ký xác nhận
Như vậy, khi hàng xóm không ký giáp ranh đất thì việc xác nhận ranh giới thửa đất sẽ bị kéo dài. Nếu hàng xóm không ký và không có khiếu nại gì thì ranh giới thửa đất sẽ xác định theo Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Ngược lại nếu hàng xón không ký và có khiếu nại thì sẽ giải quyết theo thủ tục khiếu nại
Xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề thực hiện như thế nào?
Theo Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề như sau:
Ranh giới giữa các bất động sản
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
...
Theo đó, việc xác định ranh giới giữa các bất động sản liền kề được thực hiện như sau:
- Theo thỏa thuận của các chủ sở hữu bất động sản liền kề;
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo tập quán;
- Theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không xảy ra tranh chấp;
- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề sẽ được xác định theo chiều thẳng đứng trong không gian và trong lòng đất
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?