-
Bất động sản
-
Quyền sử dụng đất
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Giá đất
-
Tranh chấp đất đai
-
Chuyển mục đích sử dụng đất
-
Đấu giá quyền sử dụng đất
-
Thời hạn sử dụng đất
-
Chuyển quyền sử dụng đất
-
Thế chấp quyền sử dụng đất
-
Thu hồi đất
-
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
-
Nghĩa vụ tài chính về đất đai
-
Trưng dụng đất
-
Giao đất
-
Cho thuê đất
-
Nhà ở
-
Kinh doanh bất động sản
-
Sàn giao dịch bất động sản
-
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
-
Giải phóng mặt bằng
-
Môi giới bất động sản
-
Định giá đất
-
Tiền sử dụng đất
-
Phân loại đất
-
Đăng ký đất đai
-
Hệ số điều chỉnh giá đất
-
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
-
Phân loại bất động sản
-
Quản lý nhà nước về đất đai
-
Quy hoạch khu ở
-
Gia hạn sử dụng đất
-
Tặng cho bất động sản
-
Dịch vụ tư vấn bất động sản
-
Bất động sản hình thành trong tương lai
-
Dịch vụ quản lý bất động sản

Thế chấp đất không thế chấp nhà thì tài sản được xử lý như thế nào?
Thế chấp đất không thế chấp nhà thì tài sản được xử lý như thế nào?
Tại Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất như sau:
Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, thế chấp đất không thế chấp nhà thì tài sản được xử lý như sau:
- Trường hợp thế chấp đất mà không thế chấp nhà và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở thì tài sản được xử lý bao gồm cả nhà ở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu nhà thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình;
Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu nhà ở được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thế chấp đất không thế chấp nhà thì tài sản được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Có cần phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về tài sản bảo hiểm đang được thế chấp không?
Tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản thế chấp như sau:
Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Như vậy, khi thế chấp tài sản đang được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp tài sản phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về tài sản bảo hiểm đang được thế chấp. Và khi có sự kiện bảo hiểm thì bên nhận thế chấp tài sản sẽ được tổ chức bảo hiểm chi trả tiền trực tiếp.
Bên nhận thế chấp có quyền gì đối với tài sản thế chấp?
Tại Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của bên nhận thế chấp tài sản như sau:
- Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp xử lý tài sản bảo đảm:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Trân trọng!

Lương Thị Tâm Như
- Có phải đại hội công đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn không?
- Hành vi cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 thông qua ngày tháng năm nào?
- Điều chuyển tài sản khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập có xuất hóa đơn không?
- Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay?