-
Cư trú
-
Đăng ký thường trú
-
Thủ tục đăng ký thường trú
-
Xóa đăng ký thường trú
-
Hồ sơ đăng ký thường trú
-
Điều kiện đăng ký thường trú
-
Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
-
Sổ hộ khẩu
-
Đăng ký tạm trú
-
Nơi cư trú
-
Khai báo tạm vắng
-
Giấy xác nhận cư trú
-
Thông báo lưu trú
-
Cơ sở dữ liệu về cư trú
-
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
-
Đăng ký cư trú
-
Đăng ký giấy xác nhận cư trú online

Thủ tục đăng ký thường trú cho người thuê nhà được thực hiện như thế nào?
Trường hợp nào người thuê nhà được đăng ký thường trú?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Điều kiện đăng ký thường trú
.....
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
....
Như vậy, người thuê nhà được đăng ký thường trú khi:
- Nơi ở cho thuê là hợp pháp.
- Được sự đồng ý của chủ sở hữu nơi thuê cho đăng ký thường trú.
- Trường hợp nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình thì phải có sự đồng ý của chủ hộ.
- Diện tích nhà ở phải bảo đảm điều kiện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
Thủ tục đăng ký thường trú cho người thuê nhà được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet).
Hồ sơ đăng ký thường trú cho người thuê nhà gồm các tài liệu gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú
Hồ sơ đăng ký thường trú
....
3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
....
Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú đối với người thuê nhà bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của nơi thuê. Trường hợp có kiến đồng ý bằng văn bản thì không cần bổ sung vào tờ khai.
- Hợp đồng cho thuê nhà hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Thủ tục đăng ký thường trú cho người thuê nhà được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:
Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Qua quy định trên, thủ tục đăng ký thường trú cho người thuê nhà được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Người thuê nhà nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ
Bước 3: Thẩm định, cập nhật thông tin nơi cư trú
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thẩm định và cập nhật thông tin đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Bước 4: Thông báo
Cơ sở đăng ký thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trân trọng!

Dương Thanh Trúc
- Có phải đại hội công đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn không?
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước có nhiệm vụ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định các vấn đề gì?
- 5 đồng tiền mạnh nhất thế giới hiện nay là đồng nào?
- Phân biệt sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa? Visa là gì? Hộ chiếu là gì?
- Viên chức mấy năm tăng bậc lương 1 lần? Thời gian nào không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với viên chức?