Lãi suất cho vay và nội dung hợp đồng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Các nguyên tắc cho vay, đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 21/2012/TT-NHNN sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN và khoản 6 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN quy định nguyên tắc cho vay, đi vay:
Nguyên tắc cho vay, đi vay
Khi thực hiện giao dịch cho vay, đi vay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức giao dịch, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền thanh toán, quản lý khoản cho vay, đi vay.
3. Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này), đi vay của mình
4. Bên vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay toàn bộ số tiền nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
Như vậy, khi thực hiện giao dịch cho vay, đi vay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc quy định:
+ Tuân thủ các quy định về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động cho vay, đi vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với quy định
+ Không bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện hoạt động cho vay, đi vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời Điểm thực hiện giao dịch.
+ Tại thời Điểm thực hiện giao dịch đi vay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được có các Khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ các trường hợp được quy định
- Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, đi vay của mình (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm theo quy định)
- Bên vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cho bên cho vay toàn bộ số tiền nợ bao gồm: nợ gốc, lãi và phí (nếu có).
Lưu ý: Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó. (Quy định tại Điều 10 Thông tư 21/2012/TT-NHNN)
Lãi suất cho vay và nội dung hợp đồng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Lãi suất cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chính nhánh ngân hàng nước ngoài bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 21/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2016/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay như sau:
- Lãi suất cho vay do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận.
- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện.
- Lãi suất áp dụng đối với dư nợ sốc quá hạn không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn;
- Lãi suất áp dụng đối với số tiền lãi vay chậm trả không vượt quá 10%/năm
Hợp đồng cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chính nhánh ngân hàng nước ngoài gồm các nội dung nào?
Hợp đồng cho vay được quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2012/TT-NHNN sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm c khoản 9 Điều 1 Thông tư 01/2013/TT-NHNN quy định như sau:
Tất cả các giao dịch cho vay, đi vay được thực hiện đều phải lập thành hợp đồng cho vay. Bên cho vay và bên vay có thể ký hợp đồng cho vay đối với từng giao dịch hoặc ký một hợp đồng tổng thể áp dụng chung theo thỏa thuận trên nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng cho vay có thể được in ra từ mạng giao dịch điện tử, được lập bằng bản giấy, qua fax, hoặc phương tiện khác.
Hợp đồng cho vay phải có đầy đủ dấu (trừ trường hợp lập qua hệ thống giao dịch điện tử) và chữ ký (chữ ký tay hoặc ký điện tử) hoặc mã (code) giao dịch của các bên thực hiện giao dịch.
Hợp đồng cho vay gồm các nội dung cơ bản sau:
- Bên cho vay
- Bên vay
- Ngày thực hiện hợp đồng
- Phương thức cho vay, đi vay
- Ngày đến hạn
- Giá trị khoản vay
- Lãi suất cho vay
- Thời hạn cho vay
- Hình thức bảo đảm của khoản vay (nếu có);
- Phương thức thanh toán
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Các quy định về điều chỉnh nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện
- Quy định về xử lý tranh chấp, xử phạt quá hạn, xử lý tài sản bảo đảm, gia hạn thời hạn hợp đồng
- Các thỏa thuận khác có liên quan đến khoản vay của các bên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?