-
Cư trú
-
Đăng ký thường trú
-
Thủ tục đăng ký thường trú
-
Xóa đăng ký thường trú
-
Hồ sơ đăng ký thường trú
-
Điều kiện đăng ký thường trú
-
Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
-
Sổ hộ khẩu
-
Đăng ký tạm trú
-
Nơi cư trú
-
Khai báo tạm vắng
-
Giấy xác nhận cư trú
-
Thông báo lưu trú
-
Cơ sở dữ liệu về cư trú
-
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
-
Đăng ký cư trú
-
Đăng ký giấy xác nhận cư trú online

Mẫu đăng ký thường trú mới nhất 2023? Khi nào được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình?
Khi nào được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Điều kiện đăng ký thường trú
...
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình trong trường hợp sau:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;
- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Khi nào được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình? Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?(Hình từ Internet)
Mẫu đăng ký thường trú mới nhất 2023 được lấy ở đâu?
Tại Thông tư 56/2021/TT-BCA quy định về biểu mẫu trong đăng ký, ban hành về biểu mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú dùng trong trường hợp đăng ký thường trú ở mẫu CT01 như sau:
Tải tờ khai thay đổi thông tin cứ trú (dùng để đăng kí thường trú) mới nhất 2023: Tại đây.
Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc về mình bao gồm giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
Hồ sơ đăng ký thường trú
...
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.
Hồ sơ đăng ký thường trú đối với chỗ ở hợp pháp không thuộc sở hữu của mình bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
+ Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
Trân trọng!

Nguyễn Đình Mạnh Tú
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi đầu tư là các dự án nào?
- Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Mức trợ cấp một lần khi sinh con hiện nay là bao nhiêu?
- Lệ phí đăng ký cấp sổ hồng chung cư hiện nay là bao nhiêu?
- Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?
- Xe cơ giới là xe gì? Xe cơ giới có bao gồm xe gắn máy không?