Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi trong các hiệu lệnh giao thông hiện nay thì thứ tự ưu tiên thực hiện theo được quy định thế nào? Mong được giải đáp!

Hệ thống báo hiệu giao thông hiện nay gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
...

Như vậy, hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm có:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Tín hiệu đèn giao thông;

- Biển báo hiệu;

- Vạch kẻ đường;

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4.1 Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về thứ tự ưu tiên giữa các hiệu lệnh giao thông đường bộ như sau:

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

(2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

(3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

(4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khác với hiệu lệnh của các hiệu lệnh báo hiệu khác thì phải làm sao?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về hiệu lực của người điều khiển giao thông như sau:

Hiệu lực của người điều khiển giao thông
Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Như vậy, dù cho hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khác với các hiệu lệnh báo hiệu khác trong hệ thống báo hiệu giao thông thì người tham gia giao thông vẫn phải ưu tiên hiệu lệnh của người tham gia giao thông hơn cả.

Đặc điểm của các hiệu lệnh giao thông như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các hiệu lệnh giao thông cụ thể là:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

+ Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

+ Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

+ Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

- Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

+ Tín hiệu xanh là được đi;

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi;

+ Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

- Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

- Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

Trân trọng!

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Chu Tường Vy
457 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào