-
Công chức
-
Ngạch công chức
-
Lương công chức
-
Công chức cấp xã
-
Biệt phái công chức
-
Luân chuyển công chức
-
Điều động công chức
-
Chế độ thôi việc đối với công chức
-
Tuyển dụng công chức
-
Công chức cấp huyện
-
Biên chế công chức
-
Xử lý kỷ luật đối với công chức
-
Bổ nhiệm công chức
-
Phân loại công chức
-
Xếp loại chất lượng công chức
-
Công chức từ chức
-
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức
-
Miễn nhiệm công chức lãnh đạo
-
Nghỉ hưu đối với công chức
-
Công chức cấp tỉnh
-
Đào tạo bồi dưỡng công chức

Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Công chức là ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức như sau:
Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
.....
Như vậy, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các tổ chức sau:
- Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả thì bị xử lý kỷ luật như thế nào? (Hình từ Internet).
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với công chức?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Có 4 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có 5 hình thức kỷ luật như sau:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Hành vi vi phạm nào đối với công chức bị xử lý kỷ luật?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 112/20202/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật.
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Hành vi bị xử lý kỷ luật đối với công chức bao gồm:
- Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của công chức.
- Những việc công chức không được làm.
- Công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức đơn vị.
- Công chức vi phạm đạo đức, lối sống.
- Vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ.
Tùy vào tính chất, mức độ, tác hại, phạm vi ảnh hưởng thì mức độ của hành vi vi phạm được xác định khác nhau, cụ thể có 4 mức độ hành vi vi phạm:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
....
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
....
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
....
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
.....
Qua các căn cứ trên, công chức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả thì đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì sẽ bị buộc thôi việc.
Với công chức giữ chức vụ lãnh đọa, quản lý sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.
Trân trọng!

Dương Thanh Trúc
- Hướng dẫn giảm định mức tiết dạy giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường năm 2023?
- Hướng dẫn kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ theo Thông tư 78 hiện nay?
- Các khoản chi nào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí?
- Thông báo tuyển dụng công chức năm 2023 của Tổng Cục Quản lý thị trường?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá mới nhất 2023?