Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ?

Cho tôi hỏi, việc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của bạn Hồng đến từ Đồng Nai

Các loại thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ?

Căn cứ nội dung tại Mục 3 Chương VI Nghị định 17/2023/NĐ-CP, các loại thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ gồm:

- Thiệt hại về tinh thần

- Thiệt hại về tài sản

- Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

- Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

- Tổn thất về cơ hội kinh doanh

Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ?

Hướng dẫn xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ? (Hình từ Internet)

Để được xác định có thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra cần đáp ứng những điều kiện gì?

Khoản 2 Điều 69 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
a) Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại: Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó;
b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích quy định tại điểm a khoản này: Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;
c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó: Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm; giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.
...

Theo quy định nêu trên, để được coi là có tổn thất thực tế do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, phải có đủ các căn cứ như:

- Lợi ích bị xâm phạm gồm lợi ích vật chất hoặc tinh thần thuộc về người bị thiệt hại, là kết quả (sản phẩm) của quyền tác giả, quyền liên quan và người bị thiệt hại là người có quyền hưởng lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó

- Người bị thiệt hại có thể đạt được (thu được) lợi ích vật chất hoặc tinh thần đó trong điều kiện nhất định nếu không có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra;

- Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó:

+ Trước khi xảy ra hành vi xâm phạm, người bị thiệt hại đã có lợi ích vật chất hoặc tinh thần và sau khi hành vi xâm phạm xảy ra người bị thiệt hại bị giảm sút hoặc mất lợi ích mà họ đạt được trước khi có hành vi xâm phạm;

+ Giữa hành vi xâm phạm và sự giảm sút, mất lợi ích đó phải có mối quan hệ nhân quả.

Tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong sở hữu trí tuệ được xác định gồm những tổn thất nào?

Khoản 1 Điều 73 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về các tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Tổn thất về cơ hội kinh doanh
1. Cơ hội kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;
b) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;
d) Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;
đ) Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.
2. Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gây ra.

Theo quy định nêu trên, các tổn thất về cơ hội kinh doanh do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan gồm:

- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan trong kinh doanh; số lượng khách hàng sử dụng;

- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua quảng cáo, tiếp thị có sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan;

- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua việc cho người khác thuê đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan là bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình;

- Khả năng phát sinh lợi nhuận, gia tăng giá trị thương hiệu thông qua thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, chuyển nhượng đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan cho người khác;

- Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp gây ra.

Trân trọng!

Quyền tác giả
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền tác giả bị thu hồi?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách web phát trực tiếp bóng đá hợp pháp tốt nhất năm 2024? Phát trực tiếp bóng đá khi không được cho phép bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sao chép tác phẩm rồi biến tấu lại có bị xem là xâm phạm quyền tác giả không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quán cafe mở nhạc để phục vụ khách có phải trả tiền bản quyền không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
Trần Thúy Nhàn
379 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền tác giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào