Tự ý mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả của cảnh sát giao thông có được không?

Tôi có thể mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu kết quả với cảnh sát giao thông có được không vậy ạ? – Câu hỏi của anh Hưng đến từ Bình Định.

Tự ý mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả của cảnh sát giao thông có được không?

Theo khoản 1 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm giao thông.

Tại Danh mục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP, phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở (hay còn được gọi là máy đo nồng độ cồn) là một trong những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Đồng thời, theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì người dân vẫn có thể cung cấp dữ liệu từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do mình thu được cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử phạt.

Do đó, người điều khiển phương tiện vẫn có thể tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu kết quả với cảnh sát giao thông.

Tuy nhiên, dữ liệu phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP thì mới được sử dụng làm căn cứ xác minh, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính:

- Sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định;

- Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật;

- Phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;

- Còn trong thời hạn sử dụng (tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính).

Như vậy, người điều khiển phương tiện vẫn có thể tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả của cảnh sát giao thông nhưng lưu ý là dữ liệu người dân cung cấp phải đáp ứng được các yêu cầu đã được nêu trên.

Tự ý mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả của cảnh sát giao thông có được không?

Tự ý mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả của cảnh sát giao thông có được không? (Hình từ Internet)

Từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông người điều khiển ô tô bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 10 và điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Do đó, người điều khiển ô tô nếu như từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông người điều khiển xe máy có bị xử phạt không?

Theo khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, nếu như người điều khiển xe máy từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Trân trọng!

Cảnh sát giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng Cảnh sát giao thông cấp biển số cho những loại xe nào? Hồ sơ đăng ký xe lần đầu gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông có được dùng vũ lực trấn áp người vi phạm giao thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe chở hàng để hóa chất để rơi vãi xuống đường bị phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi xe ô tô vào lúc mấy giờ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông có được xử phạt qua hình ảnh, video trên mạng xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát mặc thường phục có được trực tiếp xử lý vi phạm nồng độ cồn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát Việt Nam bao gồm những lực lượng nào? Cảnh sát giao thông được sử dụng súng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp không được bảo lãnh xe vi phạm khi bị tạm giữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát giao thông
1,449 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào