-
Hợp đồng lao động
-
Kỷ luật lao động
-
Nội quy lao động
-
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
-
Tạm đình chỉ công việc
-
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
-
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
-
Nguyên tắc trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động
-
Xóa kỷ luật giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
-
Đơn xin nghỉ việc
-
Đơn xin việc
-
Công đoàn
-
Tuổi nghỉ hưu
-
Chấm dứt hợp đồng lao động
-
Tranh chấp lao động
-
Điều kiện lao động
-
Cho thuê lại lao động
-
Hợp đồng lao động vô hiệu
-
Thời giờ làm việc
-
Giao kết hợp đồng lao động
-
Thỏa ước lao động tập thể
-
Tiền lương
-
Xuất khẩu lao động
-
Thời giờ nghỉ ngơi
-
Người sử dụng lao động
-
Thực hiện hợp đồng lao động
-
Cưỡng bức lao động
-
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt
-
Người lao động

Kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không được quy định thế nào? Có được sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù không?
Kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Dự thảo Thông tư về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có quy định như sau:
Kỷ luật lao động đặc thù
1. Kỷ luật lao động đặc thù là những quy định về việc tuân theo các quy định về an ninh, an toàn, khai thác trong hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
2. Tạm đình chỉ ngay (bằng lời nói hoặc văn bản) công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
3. Trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm, nhân viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Thông tư này không được bố trí làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không.
4. Kỷ luật lao động đặc thù theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động
Theo đó, việc kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không dự kiến được thực hiện như sau:
- Kỷ luật lao động đặc thù là những quy định về việc tuân theo các quy định về an ninh, an toàn, khai thác trong hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
- Tạm đình chỉ ngay (bằng lời nói hoặc văn bản) công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
- Trong thời hạn 5 năm kể từ khi chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm, nhân viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Dự thảo Thông tư về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không không được bố trí làm việc tại các vị trí chức danh nhân viên hàng không.
- Kỷ luật lao động đặc thù nêu trên không thay thế các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với nhân viên hàng không theo quy định của Bộ luật Lao động.
Kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không được quy định thế nào? Có được sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù không? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù không?
Căn cứ Điều 6 Dự thảo Thông tư về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có quy định như sau:
Sử dụng nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù
Không bố trí làm việc tại vị trí chức danh nhân viên hàng không đối với nhân viên có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
2. Bị kết án trong các vụ án hình sự.
3. Trộm cắp, chiếm đoạt, huỷ hoại trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.
5. Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định.
Như vậy, dự kiến những nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật đặc thù sau đây sẽ không được bố trí làm việc tại vị trí chức danh nhân viên hàng không, cụ thể:
- Cố ý vi phạm các quy định, nội quy trực tiếp gây tai nạn hàng không hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
- Bị kết án trong các vụ án hình sự.
- Trộm cắp, chiếm đoạt, huỷ hoại trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa.
- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định.
Thẩm quyền áp dụng kỷ luật lao động đặc thù thuộc về cá nhân, tổ chức nào?
Căn cứ Điều 4 Dự thảo Thông tư về kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có quy định như sau:
Thẩm quyền áp dụng kỷ luật lao động đặc thù
Người sử dụng nhân viên hàng không hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng không có quyền áp dụng kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.
Như vậy, theo dự thảo thì người sử dụng nhân viên hàng không hoặc người được ủy quyền sử dụng nhân viên hàng không có quyền áp dụng kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không khi vi phạm.
Trân trọng!

Nguyễn Võ Linh Trang
- Người lao động chưa thành niên có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
- Hồ sơ xin việc đầy đủ năm 2023 cần những giấy tờ gì?
- Sinh viên khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu?
- Người nước ngoài có bị từ chối công chứng di sản thừa kế nhà đất tại Việt Nam không?
- Người lao động phải hoàn trả những khoản tiền nào khi được nhận lại làm việc sau thời gian bị công ty cho nghỉ việc trái pháp luật?