Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?

Cho tôi hỏi: Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Mong được tư vấn.

Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào?

Điều 1 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Nội vụ như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên, vị trí và chức năng của Bộ Nội vụ được quy định như sau:

- Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ;

- Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực:

+ Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính;

+ Cán bộ, công chức, viên chức và công vụ;

+ Hội, tổ chức phi chính phủ;

+ Thi đua, khen thưởng;

+ Tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Văn thư, lưu trữ nhà nước;

+ Thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?

Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước? (Hình từ Internet)

Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?

Khoản 5 Điều 2 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Bộ Nội vụ trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước:
a) Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội; đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);
b) Thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành;
d) Hướng dẫn việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
đ) Hướng dẫn xếp hạng các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo đó, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước được quy định như sau:

- Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội;

- Đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Thẩm định dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ;

- Đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành;

- Hướng dẫn việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Tổng hợp, báo cáo Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Hướng dẫn xếp hạng các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ, những tổ chức hành chính nào có vai trò giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2022/NĐ-CP, những đơn vị có vai trò giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:

- Vụ Tổ chức - Biên chế.

- Vụ Chính quyền địa phương.

- Vụ Công chức - Viên chức.

- Vụ Tiền lương.

- Vụ Tổ chức phi chính phủ.

- Vụ Cải cách hành chính.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Công tác thanh niên.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Thanh tra Bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

- Ban Tôn giáo Chính phủ.

Trân trọng!

Trần Thúy Nhàn

Vị trí và chức năng Bộ Nội vụ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vị trí và chức năng Bộ Nội vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vị trí và chức năng Bộ Nội vụ
4377 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vị trí và chức năng Bộ Nội vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào