Làm sao chứng minh đủ điều kiện trực tiếp nuôi con sau ly hôn?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, đối với 2 con là 14 tuổi và 9 tuổi thì hai Tòa án phải xem xét nguyện vọng của cháu muốn sống cùng ai. Với con thứ 3, thì sẽ ưu tiên áp dụng nguyên tắc thỏa thuận. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.
Theo chị trình bày thì người chồng là người suốt ngày rượu chè, cờ bạc, đánh chửi vợ con. Đây sẽ là một căn cứ bất lợi cho người chồng nếu muốn giành quyền nuôi con. Tuy nhiên, để có thể được quyền nuôi cả 3 con, chị nên tham khảo thêm những nội dung trên để có những sự chuẩn bị cần thiết cho việc chứng minh có đủ các điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng con trước Tòa án.
Thư Viện Pháp Luật
- Hợp đồng không đúng hình thức có bị vô hiệu hay không? Khi hợp đồng vô hiệu thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Có thể thực hiện thanh toán bằng USDT tại thị trường Việt Nam được không?
- Khi nào thì một người bị tuyên bố là mất tích? Có được quyền ly hôn với người mất tích không?
- Người khác gây tai nạn giao thông cho mình nhưng họ bị tử vong thì mình có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Quy chuẩn 06: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình mới nhất 2023?